Người dân hạn chế các hoạt động ngoài trời, gần đường giao thông, đóng cửa sổ, chạy máy lọc không khí trong nhà, sử dụng khẩu trang chống bụi khi ra đường, hạn chế hoạt động đốt vàng mã.
Sáng 6/2, theo hệ thống đo chỉ số chất lượng không khí (AQI) của Air Visual (thuộc Tổ chức IQAir có trụ sở chính tại Thụy Sĩ), top 10 trong số 92 thành phố của nhiều quốc gia trên thế giới được quan trắc có chất lượng không khí không tốt cho sức khỏe gồm Kolkata (Ấn Độ), Pristina (Kosovo), Dhaka (Bangladesh), Karachi (Pakistan), Thẩm Dương (Trung Quốc), Belgrade (Serbia), Kathmandu (Nepal), Mumbai (Ấn Độ), Lahore (Pakistan) và Delhi (Ấn Độ).
Theo thang bảng này, Hà Nội của Việt Nam đang đứng thứ 11 và Thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ 30.
Mười thành phố có chất lượng không khí tốt nhất gồm Tashkent (Uzbekistan), Bern (Thụy Sĩ), Skopje (Macedonia); Melbourne, Syney và Canbera (Australia); Denver, Portland, Seatle và San Francisco (Hoa Kỳ).
Ứng dụng VN Air của Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho thấy sáng 6/2, 10 trong số 58 điểm đã được quan trắc ở 8 tỉnh, thành phố (gồm Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Phú Thọ, Cao Bằng, Gia Lai, Thừa Thiên-Huế) có chỉ số AQI ở mức đỏ, không tốt cho sức khỏe đều ở Hà Nội gồm: Cung thiếu nhi Hà Nội, Trụ sở Công an phường Hàng Mã, Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục (Hoàn Kiếm); Tòa nhà quản lý hồ Thành Công (Ba Đình); Ủy ban Nhân dân phường Minh Khai (Bắc Từ Liêm); 36A Phạm Văn Đồng, Ủy ban Nhân dân phường Cầu Diễn (Nam Từ Liêm), Ủy ban Nhân dân xã Tứ Hiệp (Thanh Trì); Ủy ban Nhân dân thị trấn Xuân Mai (Chương Mỹ); Ủy ban Nhân dân xã Thanh Xuân (Sóc Sơn).
Theo các chuyên gia môi trường, mặc dù chất lượng không khí đã có cải thiện hơn nhiều so với những ngày đầu tháng Hai nhưng thời tiết ở miền Bắc vẫn có lớp sương mù bao phủ vào đêm và sáng sớm nên bụi bị nén ở tầng thấp, không khí vẫn bị ô nhiễm bụi đến khoảng 13 giờ.
Buổi chiều, nắng lên kèm gió nhẹ khiến bụi được phát tán lên cao hơn giúp không khí bớt ô nhiễm.
Theo Trung tâm Quan trắc môi trường miền Bắc (Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường), trong các tháng đầu năm 2021, chất lượng môi trường không khí tại các đô thị phía Bắc vẫn còn ở mức xấu.
Một số đợt ô nhiễm không khí có thể sẽ tiếp tục diễn ra, vì vậy người dân cần thường xuyên theo dõi thông tin về ô nhiễm không khí để có các biện pháp ứng phó, giảm thiểu tác động bằng việc hạn chế các hoạt động ngoài trời, gần đường giao thông, đóng cửa sổ, chạy máy lọc không khí trong nhà, sử dụng khẩu trang chống bụi khi ra đường, hạn chế hoạt động đốt vàng mã.
Tác hại của ô nhiễm không khí ô nhiễm
Tác hại ô nhiễm không khí tới con người đặc biệt nguy hiểm. Đặc biệt là tác động của bụi mịn. Bụi mịn PM2.5 là hạt bụi có đường kính nhỏ hơn 2,5 micromet. Tương đương khoảng 3% đường kính của một sợi tóc người. Có thể gây ra nhiều tác động xấu cho sức khỏe. Các hạt này có thể lọt qua hệ thống miễn dịch của cơ thể, xâm nhập sâu vào hệ hô hấp và tuần hoàn. Sau đó dần làm hỏng phổi, tim và não của con người. Gây ra một loạt các bệnh nguy hiểm. Như nhiễm trùng đường hô hấp dưới cấp tính. Gây đột quỵ, suy nhước thần kinh, đau tim, hen suyễn, viêm phổi, ung thư phổi,… Thậm chí gây tử vong trong những trường hợp xấu nhất.
Ngoài bụi mịn, các hạt sooty và oxit nitơ thải ra từ xe hơi, nhà máy sản xuất và nhà máy điện có thể tạo thành một hỗn hợp khí ô nhiễm vô cùng nguy hiểm. Khi hít vào, chúng sẽ di chuyển trong khắp cơ thể bạn thông qua đường máu, đặc biệt nguy hiểm khi các bụi này là hợp chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, kim loại nặng… có thể khiến cơ thể bị nhiễm độc, hen xuyễn hay ung thư,…
Mắt và các bệnh ngoài da
Ô nhiễm không khí không chỉ ảnh hưởng đến đường hô hấp, trực tiếp len lỏi vào nội tạng thông qua hô hấp của mũi, miệng,… mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến mắt. Mắt là một cơ quan nhạy cảm của con người. Những yếu tố như ánh nắng, gió, bụi,… đều có những ảnh hưởng trực tiếp đến mắt.
Gây ra nhiều bệnh nguy hiểm.
Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến mắt khiến mắt tiết nước gây viêm nhiễm, phổ biến nhất đó là mắt bị đỏ; cảm giác bỏng rát; mắt chảy nước, ngứa; đổ nhiều ghèn; cảm giác mắt bị khô, có sạn; thị lực suy giảm. Thậm chí còn có thể gây những bệnh nguy hiểm như đục thủy tinh thể hoặc ung thư. Ngoài ra còn gây ra các bệnh về da, rụng tóc, hói đầu,…