Sự tăng trưởng mạnh mẽ của lạm phát khiến nhiều chuyên gia quan ngại, tuy nhiên Mỹ vẫn được đánh giá là có thể sớm đi vào trạng thái ổn định.
Nền kinh tế Mỹ đã có sự thay đổi vượt bậc chỉ trong 3 tháng ngắn ngủi từ cuối năm 2023 đến đầu năm 2024. Mỹ được dự đoán sẽ tiếp tục tiến hành kế hoạch mở rộng kinh tế và Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ có những chính sách cắt giảm lãi suất vào quý 2 tới.
Tuy nhiên, những dữ liệu được công bố vài tháng nay lại cho thấy dấu hiệu về một cuộc lạm phát bùng nổ. Sự dai dẳng của giai đoạn lạm phát này khiến cho nhiều nhà phân tích phải bất ngờ. Như vậy, kỳ vọng vào việc cắt giảm lãi suất sẽ không mấy khả quan. Thậm chí nhiều chuyên gia còn dự đoán rằng, Mỹ có thể bị kìm hãm bởi giai đoạn lạm phát sắp tới và Fed sẽ có động thái tăng lãi suất.
Trước năm 2024, tốc độ tăng giá đã quay lại bình thường, tối thiểu là theo mục tiêu tăng trưởng 2% thường niên của Fed. PCE (chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân) cốt lõi tăng với tỷ lệ điều chỉnh trung bình hàng năm là 1,9% trong sáu tháng và kết thúc vào tháng 12. Nhưng sang 3 tháng đầu năm 2024, PCE lõi lại tăng lên 4,4%. Thông thường, việc tăng giá là một quá trình diễn ra chậm, vì vậy đây là trường hợp hiếm hoi khi lạm phát tăng nhanh đến mức này.
Lạm phát như một hình tam giác, mỗi góc cạnh giúp lý giải bức tranh tổng thể về giá cả. Với cạnh thứ nhất - đó là kỳ vọng, kỳ vọng càng cao báo hiệu rằng lạm phát đang tới gần và chúng thường được đo lường bằng các cuộc khảo sát.
Cạnh thứ hai là tổng cầu: Nếu người dân có thêm tiền để chi tiêu, nhu cầu tiêu thụ sẽ tăng và kéo theo đó giá cả tăng vọt. Công cụ được sử dụng để đo lường thực trạng này là tỷ lệ người thất nghiệp, nếu đột nhiên có một làn sóng nhảy việc tại Mỹ thì đồng nghĩa với việc nhu cầu đang tăng cao.
Cạnh thứ ba là cú sốc cung (supply shock): khi sự gián đoạn tạm thời về nguồn cung gây gia tăng giá thành hàng hoá và xăng dầu.
Theo khảo sát của các chuyên gia, dự kiến trong tương lai lạm phát có thể quay về mức ổn định là 2%. Trong 12 tháng vừa qua, tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng tăng, vì vậy nhu cầu tiêu dùng không còn là nguyên nhân chính dẫn đến biến động giá cả. Tương tự với tình trạng nguồn cung hiện tại, theo chỉ số giao hàng của ISM, chuỗi cung ứng hiện đang hoạt động trơn tru.
Sự gia tăng của lạm phát được nhận xét là có yếu tố ngẫu nhiên bởi các chuyên gia khi phát hiện rằng hiện tượng này chỉ bị thúc đẩy bởi một số ngành cụ thể thay vì điều kiện kinh tế chung. Y tế là một trong những ngành bị lạm phát tác độngn rõ ràng nhất. Người bệnh vừa phải thanh toán tiền viện phí của mình, vừa phải thanh toán khoản lương của nhân viên y tế thay cho bệnh viện.
Những sự kiện như thế này có một sức ảnh hưởng nhất định trong bức tranh tổng thể về lạm phát. Trước năm 2024, sự đóng góp của các thành phần không theo chu kỳ vào lạm phát bằng 0, tuy nhiên chỉ trong 3 tháng, con số đó đã thay đổi thành 4,4%. Ngược lại, tác động của các thành phần mang tính chu kỳ - những yếu tố có tương quan với tình hình chung của nền kinh tế - đối với lạm phát đã chậm lại so với năm ngoái.
Dựa theo tình hình hiện tại, có thể dự đoán được lạm phát sẽ hạ nhiệt và đi vào giai đoạn ổn định.
GDP của Mỹ hiện tại đang tăng 1,6% hàng năm trong quý đầu tiên với kinh tế tư nhân tăng 3,1%. Sự tăng trưởng mạnh mẽ này cho thấy GDP quý 2 còn có thể tăng trưởng hơn nữa. Việc này cho thấy Mỹ đang chuyển sang một nền kinh tế với trạng thái ổn định.