Lễ hội Ka Tê và Nghệ thuật làm gốm làng gốm Bàu Trúc trở thành di sản quốc gia

15/11/2017 14:30

Trong Lễ hội Ka Tê năm 2017, đồng bào Chăm ở Ninh Thuận đã đón nhận niềm vui lớn, khi Lễ hội Ka Tê và Nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm làng Bàu Trúc được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Lễ hội Ka Tê Ninh Thuận được đánh giá là lễ hội dân gian đặc sắc nhất trong kho tàng văn hoá của cộng đồng người Chăm theo đạo Bà la môn. Về bản chất, Lễ hội Ka Tê tựa như Tết Nguyên đán của người Kinh. Trong dịp này, người Chăm sửa soạn nhà cửa, diện những bộ trang phục mới, tham gia lễ hội theo tín ngưỡng nhằm tưởng nhớ các vị thần, ông bà, tổ tiên; thăm hỏi họ hàng, cộng đồng, chúc nhau những lời tốt lành.

Lễ hội Ka Tê diễn ra trong 3 ngày, trong đó sự kiện chính diễn ra ngày 1-7 theo lịch Chăm (khoảng từ cuối tháng 9 đến cuối tháng 10 dương lịch) trên một không gian rộng lớn, lần lượt từ đền tháp (Bi môn, Ka lan) đến làng (Paley) và từng gia đình (Nga wôm), tạo thành một dòng chảy dậm chất văn hóa. Lễ hội Ka Tê cũng đồng thời diễn ra ở 3 cụm đền tháp Chăm cổ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, trong cùng thời điểm. Các nghi lễ cơ bản giống nhau về hình thức, nội dung, nghi thức hành lễ.

Ngoài Lễ hội Ka Tê, ghi danh trong danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia lần này còn có Nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm làng Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận).

Cùng với làng nghề dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp (một làng khác của thị trấn Phước Dân), làng gốm Bàu Trúc được coi là hai làng nghề cổ xưa nhất của Đông Nam Á, hình thành cách đây khoảng 500 năm và hiện còn bảo lưu cơ bản kỹ thuật chế tác hoàn toàn bằng thủ công truyền thống...

T.H

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Lễ hội Ka Tê và Nghệ thuật làm gốm làng gốm Bàu Trúc trở thành di sản quốc gia