Lổ hổng quản lý thị trường phân bón

Tuấn Việt 13/10/2015 10:14

Ngày 12/10, Hội thảo “Thực trạng thị trường phân bón Việt Nam và Thế giới”,  được Hiệp hội phân bón Việt Nam tổ chức tại Hà Nội. Ông Nguyễn Hạc Thúy, Phó Chủ tịch thường trực, Tổng thư ký Hiệp hội phân bón Việt Nam cho biết: Cả nước hiện nay có 1.000 cơ sở sản xuất phân bón, trong đó tập trung chính tại TP Hồ Chí Minh, với 491 công ty, chi nhánh. Sự ra tăng của các đơn vị sản xuất kinh doanh phân bón hoàn toàn phù hợp với xu thế chung của thế giới và Việt Nam. 

Còn nhiều kẽ hở cho phân bón giả hoành hành.

Nhưng tại Việt Nam, lại xuất hiện nhiều cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu, không đủ năng lực chuyên môn. Từ đó đã dẫn đến hệ thống đại lý phân nhiều cầu cấp, tư thương lợi dụng đánh giá tình hình thị trường sai và yếu để trục lợi từ người nông dân. Quan trong hơn, chính từ sự tự phát, chộp giật và lạc hậu ấy, đã tạo nhiều kẽ hở cho phân bón giả, phân bón kém chất lượng có “đất” hoành hành, ảnh hưởng tới người nông dân và bản thân những nhà sản xuất phân bón chân chính ngày chịu thua thiệt vì không cạnh tranh lại với… hàng giả.

“Vụ phân bón giả tại Đồng Nai, vụ phân bón giả, phân bón kém chất lượng Bình Điền tại Hải Phòng, hàng chục nghìn tấn, lít phân bón bị thu giữ… trong thời gian qua cho thấy sự nguy hại của vấn nạn quốc gia này. Người nông dân khốn khổ, doanh nghiệp Việt làm ăn chân chính điêu đứng, trong khi vấn đề xử lý chưa thực sự nghiêm khắc. Phải chăng chúng ta đã buông lỏng thị trường này quá lâu, mặc sức ai muốn làm gì thì làm?”- ông Thúy đặt câu hỏi.

Trên thực tế, công tác quản lý ngành phân bón chịu sự quản lý chính của hai Bộ Công thương (phân vô cơ) và Bộ NN&PTNT (phân hữu cơ). Nhưng sự phân công trách nhiệm giữa hai Bộ còn nhiều chồng chéo, trùng lắp và tạo nhiều lỗ hổng trong quản lý sản xuất kinh doanh phân bón. “Chỉ đơn cử một doanh nghiệp chịu sự quản lý của hai Bộ, mỗi bộ lại có những quy định riêng, vậy chỉ riêng việc đăng ký hồ sơ pháp lý sản phẩm, công bố hợp quy, cấp phép… lại không biết theo ai, như thế nào. Khe hở chính là đây. Đó cũng là cơ hội cho phân bón giả, phân bón kém chất lượng trót lọt từ sản xuất ra tới thị trường” - ông Đỗ Doãn Hùng, Tổng Giám đốc Công ty Phân đạm và hóa chất Hà Bắc cho biết.

Tự phát đến bao giờ? Tại Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối mặt hàng phân bón giai đoạn 2011-2020, có xét đến năm 2025 đã đưa ra rất nhiều định hướng, giải pháp, quy mô phát triển, thu hút đầu tư, xã hội hóa cho đầu tư… song kết quả đến nay chưa đạt như kỳ vọng của Chính phủ và nhân dân.

“Đơn cử như định hướng hình thành 14 trung tâm phân phối vùng, địa điểm phân bón giai đoạn 2011 đến 2015. Vậy tại sao 5 năm qua vẫn tái diễn cung ứng chồng chéo? Sản phẩm hàng hóa phân bón ngày một đội giá? Chỉ cần những yếu tố này không kiểm soát, rất có thể trong những năm tới Việt Nam phải nhập khẩu, gây hệ lụy rất lớn cho nền kinh tế” - Ông Bùi Minh Tiến, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Phân bón và hóa chất Cà Mau nhìn nhận.

Hội thảo quốc gia Thực trạng thị trường phân bón Việt Nam và Thế giới, thực sự là diễn đàn để các nhà quản lý, các doanh nghiệp phân bón có những đánh giá quan trọng, để định hướng và đưa ra giải pháp cho ngành phân bón Việt Nam.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Lổ hổng quản lý thị trường phân bón