Trong khi hồ sơ về vụ việc một trưởng ban truyền hình của báo T.T bị tố cáo về hành vi hiếp dâm với một nữ cộng tác viên đang được tòa soạn chuyển cho cơ quan điều tra để làm rõ sự thật, phong trào “#Me too”, chia sẻ các câu chuyện liên quan tới vấn nạn quấy rối tình dục (QRTD) nơi công sở cũng bắt đầu nhen nhóm và dần lan rộng trong cộng đồng mạng.
#Me Too (Tôi cũng vậy)
Me Too (Tôi cũng vậy) là tên nhóm do bà Tarana Burke - nhà hoạt động xã hội người Mỹ đã thành lập lên năm 2006, cùng mong muốn những nạn nhân của hành vi quấy rối tình dục chia sẻ ẩn ức đau đớn của mình.
Năm 2017, phong trào bắt đầu lan rộng cũng bắt đầu từ Mỹ. Vào ngày 15/10, nữ diễn viên Alyssa Milano đã dòng trạng thái trên Twitter với mong muốn những nạn nhân từng bị quấy rối hay bị tấn công tình dục, hay phản hồi lại bằng: “#Me Too”. Ngay sau đó, nhiều phụ nữ, trong đó có những người nổi tiếng, lập tức hưởng ứng. Sự thật đau lòng bị trần trụi phanh phui. Kết quả, Nhà sản xuất Harvey Weinstein - ông trùm Hollywood - đã bị tờ báo The New York Times đăng tải một số bài viết tố cáo trong 30 năm qua, ông ta đã quấy rối hoặc tấn công tình dục đến hơn 80 phụ nữ.
Từ Mỹ, phong trào lan đến Canada, Israel, Anh, Thụy Điển, Pháp, Ấn Độ…
Cuối năm 2017, tại Hàn Quốc, bắt đầu từ hành động của Nhà thơ Choi Young Mi đã dũng cảm tố cáo Nhà thơ Ko Un từng có hành vi xâm hại các phụ nữ khác, sau đó, nhiều phụ nữ cũng lên tiếng về tội ác này. Ko Un, từ niềm hi vọng về thi ca Hàn Quốc tại giải Nobel, đã bị đưa tên ta khỏi sách giáo khoa, đồng thời mất chức vị giáo sư.
Đỉnh điểm, ngày 9/3/2018, tài tử điện ảnh Hàn Quốc Joi Min-ki đã phải tự tử tại nhà riêng, sau một loạt cáo buộc lạm dụng tình dục với ít nhất là 8 nạn nhân. Không dừng lại, gần 200.000 người xứ Hàn đã yêu cầu cơ quan chức năng làm sáng tỏ vụ án về nữ diễn viên Jang Ja Yeon. Cách đây 10 năm, cô đã tự sát tại nhà riêng vì bị cưỡng hiếp hơn 100 lần và để lại danh sách 31 người nổi tiếng gồm đạo diễn, biên kịch, giám đốc truyền thông và cả doanh nhân…
Cùng Hàn Quốc, phong trào “#Me Too” cũng lan rộng tại Trung Quốc, và hiện tại là Việt Nam.
Vào chiều ngày 21/4, sau đơn tố cáo của nữ CTV, mặc dầu phủ nhận mọi cáo buộc, đồng thời, đề xuất gửi hồ sơ tới cơ quan điều tra xem xét, giải quyết, trưởng ban truyền hình của báo T.T cũng đã viết đơn xin từ chức và được BBT báo TT chấp thuận. Đồng thời, báo T.T cũng công khai đưa tin và gửi lời xin lỗi đến độc giả.
Trên thực tế, cũng với sự lớn mạnh của phong trào, không ít kẻ xấu đã lợi dụng nhằm bôi nhọ thanh danh những người nổi tiếng, bao gồm cả hành vi uy hiếp, tống tiền. Thời gian này, nhiều thông tin liên quan đến “vụ cưỡng hiếp” đã được đưa ra bàn luận rộng khắp trên mạng xã hội, trong đó có nhiều nhà văn nhà báo uy tín. Phần lớn cho rằng, nam trưởng ban độc thân kia, bị hàm oan, do vướng phải “bẫy tình” của một cô nàng bắt cá hai tay, đồng thời, sự tố cáo xảy ra có liên quan đến vị trí trưởng phòng truyền hình.
Tuy nhiên, tất cả thông tin trên mạng xã hội đều chỉ là những đồn đoán thất thiệt, chúng ta cần chờ đợi kết quả từ sự làm việc công bằng và nghiêm minh của cơ quan điều tra.