Bộ Thương mại Mỹ ngày 14/1 đã bổ sung Tổng Công ty Dầu khí Hải dương quốc gia Trung Quốc (CNOOC) vào "danh sách đen" của Mỹ về kinh tế.
Theo TTXVN, ngày 14/1, Bộ Thương mại Mỹ đã bổ sung Tổng Công ty Dầu khí Hải dương quốc gia Trung Quốc (CNOOC) vào "danh sách đen" của Mỹ về kinh tế.
CNOOC được thành lập năm 1982 và là một trong những công ty dầu khí lớn nhất Trung Quốc. CNOOC sở hữu nhiều khu khai thác dầu khí ở Mỹ và hợp tác với nhiều công ty Mỹ trong các dự án quốc tế, ví dụ như Exxon Mobil. Như vậy, CNOOC nằm số 35 công ty trong "danh sách đen" mà các công ty Mỹ được yêu cầu thoái vốn toàn bộ số cổ phiếu nắm giữ.
Ba doanh nghiệp lớn khác là công ty sản xuất chíp điện tử SMIC và hai công ty xây dựng (China Construction Technology và China International Engineering Consulting).
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính Mỹ cũng đưa công ty Skyrizon của Trung Quốc vào danh sách các công ty phục vụ mục đích quân sự. Theo tuyên bố của Bộ Tài chính Mỹ, hai doanh nghiệp trên đe dọa đến an ninh quốc gia của Mỹ.
Quyết định mới đồng nghĩa với lệnh cấm các khoản đầu tư của Mỹ vào các công ty trên, nhằm ngăn Bắc Kinh tiếp cận thị trường vốn của Mỹ.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Wilbur Ross cho rằng việc Trung Quốc nỗ lực sở hữu các tài sản trí tuệ và công nghệ để phục vụ mục đích quân sự là mối đe dọa đối với an ninh của Mỹ nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung.
Quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ là những vấn đề gây nhiều tranh cãi trong quan hệ song phương giữa Mỹ và Trung Quốc, vốn đã dẫn đến một cuộc chiến thương mại giữa hai nước dưới thời Tổng thống Donald Trump.
Trước đó, ngày 23/11/2020, báo Đại Đoàn Kết cũng có thông "Mỹ chuẩn bị đưa vào danh sách đen 89 công ty Trung Quốccó liên hệ với quân đội"
Theo một bản sao mà Reuters tiếp cận được, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump chuẩn bị công bố danh sách 89 công ty Trung Quốc có quan hệ với quân đội, hạn chế các công ty này mua hàng hóa và công nghệ của Mỹ.
Nếu được công bố, danh sách này sẽ làm gia tăng căng thẳng thương mại với Trung Quốc, đồng thời cũng ảnh hưởng nhất định tới các công ty Mỹ, đặc biệt là lĩnh vực linh kiện máy bay dân dụng.
Người phát ngôn Bộ Thương mại Mỹ - cơ quan chịu trách nhiệm về danh sách này, từ chối bình luận. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng chưa phản hồi đề nghị bình luận.
Công ty máy bay thương mại Trung Quốc (COMAC) – vốn đang đi đầu trong các nỗ lực của Trung Quốc nhằm cạnh tranh với Boeing và Airbus, cũng nằm trong danh sách này. Ngoài ra, trong danh sách còn có Tập đoàn Công nghiệp hàng không Trung Quốc (AVIC) và 10 thực thể có liên quan của tập đoàn này.
Danh sách được đính kèm trong bản quy định dự thảo, theo đó xác định các công ty Trung Quốc và Nga mà Mỹ coi là “người dùng sau cùng quân đội” - một khái niệm đồng nghĩa với việc các nhà cung cấp Mỹ sẽ phải xin giấy phép để bán các hạng mục linh kiện thương mại hiện có của mình cho các công ty đó.
Theo quy định dự thảo, đơn xin cấp giấy phép này sẽ có khả năng bị từ chối cao hơn là được phê duyệt.
Danh sách nêu trên được tiết lộ sau khi Bộ Thương mại mở rộng định nghĩa khái niệm “người dùng sau cùng quân đội” hồi tháng 4/2020. Theo đó, khái niệm này bao gồm không chỉ cảnh sát quốc gia và lực lượng vũ trang mà còn bao gồm cả bất cứ cá nhân hay thực thể nào hỗ trợ hoặc đóng góp vào việc bảo trì hoặc sản xuất các thiế bị quân sự - cho dù công việc kinh doanh ban đầu là phi quân sự.
Ngoài 89 công ty Trung Quốc, trong quy định dự thảo còn có 28 công ty của Nga, trong đó có Irkut, công ty có mục tiêu cạnh tranh thị phần với Boeing bằng chương trình phát triển máy bay MC-21.
Danh sách 117 công ty này vẫn “chưa đầy đủ” và mới chỉ là “một phần sơ bộ”.