Từ đầu tháng 8 đến nay, nhiều ngân hàng phát mại lượng lớn ô tô mang thương hiệu lớn được gắn mắc xe sang với giá rẻ thấp đến 2-3 lần so với giá thị trường. Tuy nhiên rao bán vẫn rất ít người mua.
TPBank đang rao bán một loạt ô tô để xử lý nợ, trong đó có chiếc Mercedes GLC250 sản xuất năm 2017 thanh lý giá 1,2 tỷ đồng. Ngân hàng cho biết, xe bị xước, lốp xe 80% và 2 đèn hậu bị nứt.
Ngân hàng VIB đang rao bán hàng trăm chiếc ô tô. Trong đó có chiếc BMW 218i đời 2016, ODO 67.000km thanh lý với giá 800 triệu đồng. Theo định giá của ngân hàng, giá thị trường của chiếc xe này khoảng 820 triệu đồng.
Ở thời điểm hiện tại, ngân hàng còn rao bán Mercedes-Benz GLC200 sản xuất 2019, đã đi được 30.854km giá hơn 1,3 tỷ đồng. Một chiếc Mercedes C200 khác, đời 2016 có giá 920 triệu đồng.
Trang thông tin điện tử của Cục quản lý công sản cũng đăng khá nhiều tin bán đấu giá xe công hấp dẫn. Trong đó nhiều mẫu xe thuộc các thương hiệu Mercedes, Lexus, Toyota Landcruiser được thanh lý với giá rẻ thấp đến 2-3 lần so với giá thị trường.
Chiếc Toyota Land Cruiser Prado 1996 có giá 46,370 triệu đồng, Toyota Land Cruiser 2003 có giá 180 triệu đồng, Lexus GX470 2005 giá 346,182 triệu đồng,... Mức giá này chỉ ngang xe cỏ đã qua sử dụng trên thị trường. Nhưng khó tìm khách. Nhiều xe “lên sàn” đã lâu mà vẫn không có người hỏi tới.
Ngoài xe sang như trên thì còn hàng trăm xe được các ngân hàng phát mại với giá trên dưới 100 triệu đồng. Gần đây nhất, Vietcombank chi nhánh Thanh Hoá rao bán 10 chiếc xe ô tô con 5 chỗ nhãn hiệu Kia có màu bạc, sản xuất năm 2008 - 2011, được mô tả là "tài sản nguyên vẹn, tuy nhiên có dấu hiệu xuống cấp", với giá 60 - 70 triệu đồng/chiếc.
Điều đáng ngạc nhiên là với giá xe rẻ như vậy tuy nhiên qua nhiều đợt phát mại vẫn không có người mua. Lý giải điều này, anh Tiến Đạt, một chủ cửa hàng buôn bán xe cũ trên đường Phạm Hùng cho rằng, xe thanh lý ngân hàng chỉ được xem xét, kiểm tra chất lượng tại bãi. Vì thế, nhờ thợ kiểm tra cũng không phản ánh hết chất lượng bởi xe thanh lý thường lưu kho từ 3-6 tháng, thậm chí cả năm. Không được chăm sóc, bảo dưỡng, ít vận hành, xe phát sinh nhiều lỗi rất khó đánh giá bằng mắt thường.
Ngoài ra, thủ tục giấy tờ sau khi mua thanh lý tại ngân hàng phải mất 2-3 tuần mới xong và lúc đó người mua mới được sang tên, mất khá nhiều thời gian cho một giao dịch.
Trong khi đó, theo anh Đạt, nguyên nhân quan trọng nhất là bởi, những xe được đánh giá chất lượng tốt, máy móc ổn, nội thất còn mới thì đã không còn khi ngân hàng phát mại.
“Chỉ còn lại xe kém chất lượng, xe cũ, có khi bị tai nạn, thủy kích,... bung ra thị trường. Người mua không cẩn thận dễ bị thiệt thòi.”, anh Đạt nói.
Trong khi đó, theo nhiều ý kiến trong giới buôn xe, người mua xe cũ thì với xe ngân hàng phát mại thì khách hàng cũng không mặn mà.
“Tâm lý người Việt rất ngại chuyện chiếc xe có lịch sử xấu, phải cầm cố nên họ lắc đầu ngay”, anh Đạt cho biết thêm.