Ngăn một nhánh sông Salween để làm dịu 'cơn khát' của nông dân Thái Lan

Mai Nguyễn (Theo CNA) 07/03/2022 14:05

Những người nông dân trồng trọt tại 27 tỉnh ở Thái Lan được cho là sẽ hưởng lợi từ dự án này, nhưng các cộng đồng cư dân dọc sông lại đoàn kết phản đối.

‘Cơn khát’ của người nông dân

Qua một con đường nhỏ cách hàng cây tại đồn điền nhãn của người nông dân kỳ cựu Manas To-iam, chỉ cách hồ chứa nước lớn nhất Thái Lan vài km, dòng sông Ping nhẹ nhàng trôi về phía nam.

Đàn bò gặm cỏ dọc bờ sông, trong khi những người đàn ông địa phương câu cá nơi vùng nước nông.

Sông Yuam được chọn để trở thành địa điểm xây dựng một dự án đập lớn. Ảnh: CNA.
Sông Yuam được chọn để trở thành địa điểm xây dựng một dự án đập lớn. Ảnh: CNA.

Ngay cả khi sống gần quá nhiều nguồn nước, cũng không điều gì có thể đảm bảo rằng trái cây của ông Manas sẽ nhận được thứ chúng cần.

Ông Manas cũng như hàng triệu người nông dân trên khắp vành đai nông nghiệp trung tâm của Thái Lan: Khí hậu "không thể đoán trước" đang thay đổi cơ bản triển vọng của họ trên nhiều vùng đất.

“Một số năm có hạn hán và nguồn nước không tốt. Khi đó, chúng tôi không thể tiếp tục làm nông”, ông nói.

“Nếu như mưa thuận gió hòa thì nông dân sẽ giảm được chi phí khi nhận được nguồn nước tự nhiên do đất trời cung cấp. Nếu năm đó không có mưa, chúng tôi sẽ bắt đầu sống trong căng thẳng”.

Manas To-iam sẽ ủng hộ dự án nếu chúng mang lại nguồn nước ổn định hơn cho cây ăn quả của ông. Ảnh: CNA.
Manas To-iam sẽ ủng hộ dự án nếu chúng mang lại nguồn nước ổn định hơn cho cây ăn quả của ông. Ảnh: CNA.

Đó là lý do tại sao người đàn ông 60 tuổi đến từ huyện Sam Ngao, tỉnh Tak lại lạc quan về kế hoạch tại đập Bhumibol gần đó, một cơ sở hạ tầng giúp cung cấp nước tưới cho hàng chục tỉnh Thái Lan.

Nhưng để khai thác nguồn nước đó, cảnh quan xa hơn về phía bắc sẽ định hình lại hoàn toàn. Đây là một đề xuất đã gây ra sự chia rẽ và tranh luận trong cả nước về khả năng tiếp cận.

Dự án dưới sự quản lý của Cục Thủy lợi Hoàng gia Thái Lan (RDI), đồng thời được tài trợ bởi chính phủ quốc gia, đề xuất sử dụng nguồn nước từ sông Yuam, một nhánh của sông Salween, con sông quốc tế chảy tự do cuối cùng của châu Á.

Sông Yuam chảy kết nối với sông Salween ở nước láng giềng Myanmar. Ảnh: CNA.
Sông Yuam chảy kết nối với sông Salween ở nước láng giềng Myanmar. Ảnh: CNA.

Dự án sẽ xây dựng một bức tường đập cao 69 m để chặn sông Yuam ở phía bắc tỉnh Mae Hong Son. Một hồ chứa khổng lồ sẽ chứa một lượng lớn nước trong suốt mùa mưa.

Nguồn nước đó sẽ được bơm qua một đường hầm bê tông kéo dài 61 km, được xây dựng xuyên qua các vùng đất đồi, rừng rậm trước khi chảy ra nhánh sông Ping ở tỉnh Chiang Mai lân cận.

Cuối cùng, nước sông Yuam sẽ được chuyển hóa để làm đầy đập Bhumibol, cung cấp cho nông dân nguồn nước quý giá nhất trong khoảng thời gian khí hậu bất ổn.

Theo ông Sombut Thim-uam, một trưởng thôn ở Sam Ngao, dự án như vậy đáng ra phải làm từ lâu. Ông nói rằng người nông dân cần được giúp đỡ nhiều hơn thế nữa, ngay cả đối với những hộ nông dân nhỏ như ông.

Ngay cả những khu vực gần sông Ping và đập Bhumibol vẫn thường xuyên đối mặt với tình trạng thiếu nước. Ảnh: CNA.
Ngay cả những khu vực gần sông Ping và đập Bhumibol vẫn thường xuyên đối mặt với tình trạng thiếu nước. Ảnh: CNA.

“Khi nghe tin về việc bổ sung nước từ sông Yuam vào đập Bhumibol, chúng tôi đã rất vui mừng. Bởi khi đập Bhumibol càng có nhiều nước thì nông dân sẽ càng nhận được nhiều lợi ích hơn”, ông nói. “Nếu mưa không đến thì chúng ta sẽ vẫn có nước”.

Tuy nhiên, các cộng đồng sống ở hạ lưu con sông, nhiều người trong số họ thuộc các dân tộc bản địa với lịch sử lâu đời, đã không đồng tình với dự án này.

“Tất cả rồi sẽ trở thành biển”

Singkhan Ruenhorm ngồi ở mũi con thuyền gỗ trên dòng sông Yuam dịu dàng. Ông đã thực hiện cuộc hành trình này vô số lần trong nhiều thập kỷ, nhưng nơi đây vẫn luôn có khả năng mê hoặc lòng người.

 Chỉ một số ít gia đình Karen sống dọc theo dòng sông Yuam. Ảnh: CNA.
Chỉ một số ít gia đình Karen sống dọc theo dòng sông Yuam. Ảnh: CNA.

Trong những tháng mùa đông, dòng chảy thường nhẹ và độ sâu nông. Rừng sừng sững ở hai bên sườn sông, từ đó những chú chim đủ màu sắc lướt nhẹ trên mặt nước lung linh huyền ảo.

Nơi đây không phải là một khu vực hoang sơ. Chính các hoạt động khai thác đã tạo ra những vết sẹo cho con sông trong quá khứ, nhưng mọi thứ dường như vẫn tươi tốt.

Chỉ một số ít các gia đình sống dọc theo dòng sông, cuộc sống của họ phụ thuộc phần lớn vào những con vật nuôi và thức ăn kiếm được. Và chính họ sẽ là những người bị ảnh hưởng trực tiếp nhất khi một hồ chứa nâng mực nước sông lên 4 m, làm ngập bờ dưới.

Người dân đều lo lắng về các tác động sinh thái sắp xảy ra với cảnh quan tại con sông Yuam.

Những khu rừng tươi tốt đang nằm trong số những vùng đất được dự kiến ​​phát quang cho dự án. Ảnh: CNA.
Những khu rừng tươi tốt đang nằm trong số những vùng đất được dự kiến ​​phát quang cho dự án. Ảnh: CNA.

Sông Salween, nối sông Yuam qua biên giới quốc tế với Myanmar, là nơi cư trú và sinh sản quan trọng của hàng trăm loài cá. Việc ngăn chặn dòng chảy trầm tích tự nhiên bằng một con đập có thể ảnh hưởng đến nguồn thức ăn cho các loài cá, đồng thời làm hỏng các hệ sinh thái vốn mỏng manh.

“Vào mùa mưa, người dân thường làm ruộng và trồng hoa màu dọc hai bên bờ sông. Trong một năm sẽ có khá nhiều nước mưa trút xuống, đương nhiên lũ lụt sẽ đến. Tôi nghĩ rằng nếu có một con đập ngăn dòng sông, chắc chắn những khu vực này sẽ chìm trong biển nước”, ông Sathan Chiwawichaipong, một người dân địa phương và điều phối viên của Mạng lưới Nhân dân các sông Yuam, Ngao, Moei và Salween, cho biết.

“Những khu rừng trù phú sẽ trở thành một hồ chứa. Những loài động vật sống dưới nước, tất cả tôm, sò, cua và cá đều sẽ biến mất. Cứ như thể tất cả (đất đai, rừng cây-ND) rồi sẽ trở thành biển cả”.

Đập Bhumibol giữ nước cho hồ chứa lớn nhất Thái Lan. Ảnh: CNA.
Đập Bhumibol giữ nước cho hồ chứa lớn nhất Thái Lan. Ảnh: CNA.

Theo ông Sathan, tổ tiên của những cư dân nơi đây đã gắn bó với sông nước từ bao đời nay. Trước kia, tổ tiên của họ thường kiếm ăn từ các con sông. Mọi người đều yêu dòng sông và lo lắng cho nó. Trong thâm tâm, họ chỉ muốn dòng sông tự do trôi chảy như đã từng.

Nơi đường hầm sẽ được xây dựng trong tương lai, các mảnh vỡ và gạch vụn sẽ chất đống trên vùng đất tổ tiên của người dân địa phương.

Hàng trăm héc ta rừng sẽ bị chặt phá, một trong số chúng được các chuyên gia cho là rất quan trọng đối với chức năng đầu nguồn của một vùng đất. Khoảng 128 ha rừng tại đó hiện đang nằm trong khu bảo tồn.

Trạm bơm nước này cho phép người dân địa phương tiếp cận với sông Ping ở tỉnh Tak. Ảnh: CNA.
Trạm bơm nước này cho phép người dân địa phương tiếp cận với sông Ping ở tỉnh Tak. Ảnh: CNA.

Tuy nhiên, Ủy ban Môi trường Quốc gia của Thái Lan đã phê duyệt Đánh giá Tác động Môi trường (EIA) cho dự án, bao gồm nhiều mối quan tâm trong số này, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của cư dân địa phương.

“Khả năng xấu là rất ít”

Đối với một số người tham gia vào quá trình ra quyết định về dự án, những lo ngại và phản đối của người dân địa phương và các tổ chức phi chính phủ không chỉ là một “sự phiền phức”.

Đại biểu quốc hội Veerakorn Kamprakob, thuộc đảng Palang Pracharath cầm quyền và là Chủ tịch tiểu ban vùng đầu nguồn Chao Phraya cho biết, ông tin rằng việc phản đối là không cần thiết và gây cản trở cho dự án quan trọng của quốc gia.

“Chúng tôi nghĩ rằng có hơn 20 triệu người dân tại 27 tỉnh cần nguồn nước này. Và những người không muốn hoặc phản đối dự án này là khoảng 100 người”, ông nói.

Ông Veerakorn giải thích rằng nhu cầu lớn về nước ở miền Trung Thái Lan đang thúc giục chính phủ tìm ra giải pháp. Chỉ riêng việc chuyển hướng sông Yuam vẫn không thể giải quyết tất cả các vấn đề hiện tại và cả tương lai.

Nông dân trồng lúa chiếm ưu thế trong ngành nông nghiệp ở miền trung Thái Lan. Ảnh: CNA.
Nông dân trồng lúa chiếm ưu thế trong ngành nông nghiệp ở miền trung Thái Lan. Ảnh: CNA.

Các dự báo chỉ ra rằng các nhà chức trách tìm cách chuyển khoảng 1,8 tỷ mét khối nước ra khỏi dòng sông. Tuy nhiên, số lượng này gần như không đủ cho nhu cầu về nước ở những vùng đất xa hơn về phía nam, nơi dân số và nhu cầu đang ngày càng tăng từ các lĩnh vực nông nghiệp, du lịch và công nghiệp.

Thái Lan là một quốc gia nằm ở vùng trũng, rất dễ bị ảnh hưởng bởi mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu. Kết hợp với xói mòn bờ biển và thời gian dài hạn hán, tình trạng thiếu nước ngọt, đặc biệt là ở các tỉnh sát biển, đang trở thành vấn đề nan giải.

Hậu quả là nguồn nước ngầm bị ô nhiễm, các hệ thống sông quan trọng phải đối mặt với tình trạng nhiễm mặn nghiêm trọng và nông dân lâm vào cảnh mất mùa.

Điều tồi tệ hơn là một số nguồn nước uống, bao gồm cả ở thành phố Bangkok cũng đang dần bị nhiễm mặn.

Tiền bồi thường là điều cuối cùng trong tâm trí Sakchai Yaemu khi ông nghĩ tới những cánh đồng mà gia đình đã từng sinh sống trong nhiều thập kỷ ở quận Hot của Chiang Mai.

Tỉnh Chiang Mai sẽ bị ảnh hưởng bởi dự án này. Ảnh: CNA.
Tỉnh Chiang Mai sẽ bị ảnh hưởng bởi dự án này. Ảnh: CNA.

Tại vùng đất của ông Sakchai, những cây ăn quả và đồn điền tre sẽ là nơi xuất hiện đường hầm dưới lòng đất, vận chuyển nước từ sông Yuam.

“Tôi chỉ muốn nói rằng dự án này sẽ đến và thay đổi cuộc sống của chúng tôi”.

“Đây sẽ là một cuộc đấu tranh vì tôi đã sống ở đây gần như cả đời. Nếu phải chuyển đi một nơi khác hoặc buộc phải tìm một nơi khác để sinh sống, điều đó sẽ rất khó khăn”, ông lo lắng.

“Nói một cách đơn giản, nếu bạn được yêu cầu chuyển nhà đến sống ở một nơi khác, bạn sẽ cảm thấy thế nào? Tôi chỉ cảm thấy thật tồi tệ”.

Khu đất ở quận Hot dự kiến ​​sẽ bị bao phủ bởi đống đổ nát khi đường hầm dẫn nước được xây dựng. Ảnh: CNA.
Khu đất ở quận Hot dự kiến ​​sẽ bị bao phủ bởi đống đổ nát khi đường hầm dẫn nước được xây dựng. Ảnh: CNA.

Ông Wanchai Srinuan, trưởng làng Mae Ngood, nơi có khoảng 175 hộ gia đình đang sinh sống, cho biết: “Bạn có thể hỏi bất kỳ ai trong cộng đồng. Không một ai muốn dự án này xảy ra”.

“Dân làng đã nói về vấn đề này rất nhiều lần, họ không muốn tiền bồi thường. Họ chỉ muốn những mảnh đất quê hương nơi gia đình đang sinh sống. Họ muốn vùng đất được bảo tồn và truyền lại cho các thế hệ tương lai”, ông nói.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Ngăn một nhánh sông Salween để làm dịu 'cơn khát' của nông dân Thái Lan