Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện bệnh nhiệt đới tiếp nhận 1.025 ca khám ngoại trú, nhập viện nội trú 645 trường hợp. Trong số các ca điều trị tại bệnh viện này có đến 66% bệnh nhân ngụ tại TP HCM, còn lại chủ yếu là Đồng Nai, Bình Dương, Long An… Tại bệnh viện, có khoảng 27% bệnh nhân điều trị nội trú biến chứng phải thở bằng máy, đã có nhiều ca biến chứng nặng.
Những ngày vừa qua, TP HCM vẫn tiếp tục nhận nhiều ca mắc bệnh sởi. Một số bác sĩ chuyên ngành cho rằng, rất nhiều phụ huynh từ chối hoặc không tiêm ngừa sởi cho con, mặc dù vắc xin sởi lành tính, tăng cường miễn dịch. Nếu TP HCM không rà soát để tiêm vét đầy đủ cho trẻ, chắc chắn dịch bệnh này có thể bùng phát mạnh đến tháng 6.
Bác sĩ Nguyễn Trí Dũng- Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng TP HCM cho hay, trung bình mỗi năm có khoảng 5.000 trẻ tại TP HCM chưa được tiêm ngừa sởi. Con số trên góp phần gia tăng số ca mắc bệnh sởi vào cuối năm 2018, đầu năm 2019. Theo Trung tâm Y tế Dự phòng thành phố, trong số 1.989 trường hợp mắc bệnh sởi chỉ điều tra tiền sử tiêm chủng được 1.289 trường hợp, ngoại trừ những trẻ dưới 9 tháng tuổi thì 95% bệnh nhân sởi còn lại đều không được tiêm chủng. Thông tin về tình hình bệnh sởi trên địa bàn thành phố, Trung tâm Y tế Dự phòng cho rằng, bệnh sởi được ghi nhận tại 24 quận - huyện của thành phố. Kết quả cho thấy, từ đầu năm 2018 đến tuần thứ 2 của năm 2019, toàn thành phố ghi nhận gần 2.000 ca mắc sởi. Đáng lưu ý, từ tháng 9 bắt đầu có dấu hiệu tăng mạnh, đặc biệt thời điểm cuối năm 2018 lên đến 300 - 400 ca mắc sởi mỗi tuần.
Tại BV Nhi Đồng 1 đang tiếp nhận, điều trị cho 30 trẻ mắc sởi, đa số là bệnh nhân nặng, nhiều ca biến chứng viêm phổi. Từ đầu năm đến nay, BV Bệnh Nhiệt đới tiếp nhận 1.025 ca khám ngoại trú, nhập viện nội trú 645 trường hợp. Trong số các ca điều trị tại bệnh viện này có đến 66% bệnh nhân ngụ tại TP HCM, còn lại chủ yếu là Đồng Nai, Bình Dương, Long An… Tại bệnh viện, có khoảng 27% bệnh nhân điều trị nội trú biến chứng phải thở bằng máy. đã có nhiều ca biến chứng phải thở máy, chiếm được điều trị nội trú. Đây là năm đầu tiên bệnh viện tiếp số ca mắc sở ở cả người lớn và trẻ em nhiều, với tỷ lệ người lớn và trẻ em đang tương đồng nhau 50 – 50. Cá biệt, có nhiều phụ nữ mang thai mắc sởi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi.
Nói về nguy cơ bùng phát dịch trong thời gian tới, bác sĩ Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, BV Nhi Đồng 1 nhận định: “Nếu không rà soát để tiêm vét đầy đủ cho trẻ, chắc chắn dịch bệnh này có thể bùng phát mạnh đến tháng 6”. Bác sĩ Khanh cho biết thêm, rất nhiều phụ huynh từ chối hoặc không tiêm ngừa sởi cho con, mặc dù vắc xin sởi lành tính, tăng cường miễn dịch. “Phụ huynh không tiêm chủng cho trẻ vì được các cơ sở tư vấn, chờ đủ 3 năm mới tiêm. Thậm chí, nhiều phụ huynh bỏ tiêm cho con do bận rộn với công việc…” - bà Lê Thị Hồng Nga - Trưởng Khoa Kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Y tế Dự phòng TP HCM khẳng định.
Nhằm phòng ngừa tốt dịch bệnh sởi, theo GS.TS Phan Trọng Lân- Viện trưởng Viện Pasteur TP HCM, cần nâng cao miễn dịch trong cộng đồng đảm bảo trên 95% có miễn dịch. Mong muốn ngăn chặn nguy cơ bệnh sởi bùng phát trong thời gian tới, làm việc với Sở Y tế TP HCM, PGS.TS Trần Đắc Phu- Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) thắc mắc, vì sao thông tin, tuyên truyền mà người dân vẫn không đưa trẻ đi tiêm vắc xin sởi. Không phải cứ dịch bùng phát là trách nhiệm của mỗi ngành y tế. Dịch bệnh bùng phát còn là trách nhiệm của cộng đồng.
Ông Phu yêu cầu, không để cán bộ dân số nắm việc điều tra dịch tễ. Cán bộ dân số chỉ quản lý số trẻ trong địa bàn. Lãnh đạo Cục Y tế dự phòng chỉ đạo, bệnh viện chú ý về khả năng tiếp nhận bệnh nhân khi dịch bùng phát mạnh. Phải đánh giá kịp thời về tình hình dịch bệnh để kịp thời ứng phó. Đặc biệt, các bệnh viện phải sắp xếp tốt để bệnh nhi nằm cách ly nhau, không để bệnh lây sang bệnh nhân khác.