Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn không thực hiện việc truy vết tiếp xúc kể từ khi ông Trump bị mắc Covid-19. Điều này làm dấy lên sự chỉ trích từ các nhà phân tích chính trị và chuyên gia y tế trong hôm 9/10.
Những ngày qua, truyền thông Mỹ liên tục đưa tin về các ca nhiễm mới và thông tin một số quan chức bị cách ly đang ảnh hưởng tới Nhà Trắng, Quốc hội, Lầu Năm Góc, Cố vấn báo chí của ông Trump và cả Sở Mật vụ. Trong số những ca nhiễm mới nhất, có cả quan chức đứng thứ hai trong lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ, tướng Gary Thomas, người đã xét nghiệm dương tính với Covid-19.
Nói như Bethany Albertson - chuyên gia chính trị thuộc ĐH Texas ở Austin thì Nhà Trắng đã trở thành “điểm nóng” Covid-19, trong khi dịch bệnh vẫn đang dày vò nước Mỹ.
“Ổ dịch” mới
Khẩu trang và truy vết tiếp xúc - hai biện pháp từng rất hữu hiệu trong chống dịch ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore và nhiều nơi khác - được chứng minh là công cụ tốt nhất để ngăn chặn đà lây lan của đại dịch lúc chưa có vaccine - giới chuyên gia nhận định. Nhưng sự thành công của nhiều nước còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.
“Thế nhưng, hóa ra điều quan trọng nhất trong chống dịch lại dường như là sự lãnh đạo hiệu quả, và ở Mỹ chúng ta không có điều đó”, Ronald Wladman, chuyên gia y tế toàn cầu tại ĐH George Washington và là cựu điều tra viên thuộc CDC Mỹ, nói, “Nếu ưu tiên của bạn là được đắc cử, thì điều đó chỉ có lợi cho virus”.
Giới phân tích nói rằng Tổng thống Trump cùng các cố vấn của ông đáng lẽ ra phải truy vết tiếp xúc hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người đang có nguy cơ bị nhiễm Covid-19.
Sự việc này đã làm nổi bật lên những chính sách và hành động gây tranh cãi của ông Trump, và đặc biệt là sự dễ tổn thương của những thành viên đảng Cộng hòa có liên quan tới nỗ lực tái tranh cử của ông.
Điều này là do cách ứng phó của chính quyền với đại dịch ảnh hưởng mạnh tới tâm lý của cử tri và cách mà họ bỏ phiếu.
“Theo quan điểm của Nhà Trắng, việc truy vết tiếp xúc là điều không cần thiết”, Charles Franklin, Giám đốc Trường Luật Marquette, nói, “Một cơ chế xét nghiệm chặt chẽ hơn sẽ gây ra rủi ro bởi họ sẽ phát hiện thêm nhiều ca nhiễm. Đó là điều họ không muốn phơi bày”.
Trong mấy ngày vừa qua, báo giới Mỹ liên tục đưa tin về các ca nhiễm mới và thông tin một số quan chức bị cách ly đang ảnh hưởng tới Nhà Trắng, Quốc hội, Lầu Năm Góc, Cố vấn báo chí của ông Trump và cả Sở Mật vụ.
Trong số những ca nhiễm mới nhất, có cả quan chức đứng thứ hai trong lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ là tướng Gary Thomas - người đã xét nghiệm dương tính với Covid-19 trong hôm thứ Năm vừa qua.
Sự việc không chỉ gây ra tác động xấu đối với chiến dịch tranh cử của ông Trump, trong lúc đã gần tới ngày bầu cử 3/11, mà còn gây ảnh hưởng tới khả năng làm việc của các cố vấn của ông, như đưa ra những quyết sách, kiểm soát tầm ảnh hưởng của đại dịch và giờ phải lo cho tình trạng sức khỏe của bản thân.
“Mọi người sẽ làm một phép so sánh giữa việc, liệu ông ấy có thể đối phó với cuộc khủng hoảng ngay bên trong Nhà Trắng hay không, và khả năng của ông trong việc kiểm soát đại dịch bên ngoài”, Bethany Albertson, chuyên gia chính trị thuộc ĐH Texas ở Austin, nhận định.
Rủi ro từ Nhà Trắng
Hiện nay, khoảng 26% tổng số ca nhiễm mới Covid-19 trong giới lãnh đạo Mỹ đã vượt qua 8 ca nhiễm mới ở Đài Loan (Trung Quốc) trong tuần trước và 3 ca nhiễm mới ở New Zealand gộp lại.
Thế nhưng, các bác sĩ Nhà Trắng và giới chức chính quyền Mỹ lại liên tiếp gạt phăng những câu hỏi về truy vết tiếp xúc, và việc ông Trump đi xét nghiệm thường xuyên ra sao.
“Tôi sẽ không làm điều đó”, bác sĩ Nhà Trắng Sean Conley, tuyên bố trong hôm cuối tuần trước, “Tôi không muốn đi lùi lại”. Ông giải thích rằng ông không trực tiếp liên quan tới việc truy vết tiếp xúc.
Nhà Trắng cho hay họ đã truy vết tiếp xúc những người từng đứng cách ông Trump khoảng 6 ft (1,8 m) trong khoảng ít nhất 15 phút kể từ thời điểm 48 giờ trước khi ông Trump tuyên bố nhiễm Covid-19, tuy nhiên không đưa thêm chi tiết.
Trong khi đó, tờ New York Times dẫn một số nguồn tin nói rằng việc truy vết được thực hiện chỉ qua email và điện thoại. Trước đó, CNN cũng dẫn lời một số nhân viên trong Nhà Trắng nói rằng họ nhận được một số bức email nói rằng “mọi công tác truy vết” đã được hoàn tất.
Những người ủng hộ ông Trump thì vẫn cho rằng ông làm đúng. Tamara Fryziuk, một y tá làm việc tại Trung tâm Quân y Walter Reed nơi ông Trump điều trị Covid-19, nói rằng đại dịch có thể đã giết chết 3 triệu người nếu như không có sự lãnh đạo của ông Trump. “Ông ấy làm mọi thứ có thể cho chúng ta”, bà Fryziuk nói.
Theo giới chuyên gia, một lý do khác khiến chính quyền Trump không làm ráo riết việc truy vết chính là rủi ro xác nhận ông Trump là trường hợp “siêu lây nhiễm”, tức người đã truyền bệnh cho nhiều người khác. Ông Trump ban đầu nói rằng ông nhiễm virus từ Cố vấn Hope Hicks, sau đó lại cho rằng nguồn lây là từ chỗ khác.
Nhà Trắng hiện vẫn thể hiện rõ sự do dự về việc truy vết tiếp xúc. “Mục đích của việc này là ngăn chặn đà lây lan của virus, chứ không phải quay đầu lại để tìm ra bệnh nhân số 0”, Phát ngôn viên Brian Morgenstern nói.
Tiền lệ xấu
Giới chuyên gia cho rằng các nước châu Á đã thực hiện việc truy xuất hết sức hiệu quả. Vậy mà kể cả những nước thực hiện tốt nhất cũng vẫn còn tồn tại những “điểm mù”, khiến bệnh dịch trở lại.
Singapore từng ngăn chặn được đà lây nhiễm, thành công bước đầu chặn dịch, nhưng rồi dịch lại bùng phát trong cộng đồng lao động nước ngoài. Và Hàn Quốc cũng đã làm rất tốt công tác chặn dịch cho tới khi phát hiện nhiều ổ dịch mới bùng phát trong một nhóm tôn giáo và tại các hộp đêm trong tháng 5 vừa qua.
Giới chuyên gia y tế khẳng định rằng việc truy vết đã được áp dụng suốt nhiều thế kỷ. Trong khoảng những năm 1800, giới chức từng truy vết các bệnh nhân đậu mùa sau khi một chủng vaccine được điều chế. Bắt đầu từ những năm 1920, công tác truy vết cũng được áp dụng để điều tra những người mắc bệnh hoa liễu.
Dưới sức ép từ giới chuyên gia, các bác sĩ và giới chức chính quyền nói rằng đơn vị y tế của Nhà Trắng đang hợp tác với CDC và cơ quan y tế địa phương để thực hiện truy vết theo đúng hướng dẫn của CDC. Tuy nhiên, ông Trump và giới chức cấp cao của chính quyền vẫn thường xuyên phớt lờ hoặc cắt giảm việc thực hiện các hướng dẫn của CDC.
Ngoài thực tế là ông Trump không hề thích đeo khẩu trang, giãn cách xã hội, xét nghiệm và truy vết, ông còn tạo nên tiền lệ để những người khác làm theo - theo giới chuyên gia. Tuần trước, Thượng nghị sĩ Chuck Grassley, thuộc đảng Cộng hòa đến từ bang Iowa, đã từ chối xét nghiệm Covid-19 mặc dù có tiếp xúc gần với một nghị sĩ khác đã dương tính.
“Theo quan điểm của Nhà Trắng, việc truy vết tiếp xúc là điều không cần thiết”, Charles Franklin, Giám đốc Trường Luật Marquette, nói, “Một cơ chế xét nghiệm chặt chẽ hơn sẽ gây ra rủi ro bởi họ sẽ phát hiện thêm nhiều ca nhiễm. Đó là điều họ không muốn phơi bày”.