Tranh trên vách đá của hang động đầu tiên từ bao giờ? Câu hỏi ấy không có lời đáp, cho dù nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra các mốc thời gian khác nhau. Người thì cho rằng đã hơn 1 triệu năm, người lại cho rằng khoảng 200.000 năm. Người lại nói rằng xa nhất cũng chỉ 3.000 năm. Tuy các mốc thời gian xác định cách xa nhau như vậy, nhưng người ta đều thống nhất ở một điểm hội họa hang động chỉ xuất hiện khi còn người đã chọn hang đá làm nơi ẩn cư, chưa biết cách dựng nhà. Như vậy, những bức bích họa h
Hang động thời tiền sử ở miền Nam nước Pháp đã được vinh danh Di sản thế giới
Tại phía bắc Tây Ban Nha, trong một hang động gần như không có dấu chân người, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra những tác phẩm điêu khắc và hội họa của thời kỳ đồ đá cũ cách ngày nay khoảng 26.000 - 10.000 năm. Đáng kinh ngạc là hình vẽ để lại trên tường hang cho thấy có những sinh vật tới nay được coi là tuyệt chủng. Trong một hang ở Altamila, có đỉnh cao 20m, rộng 10m, người xưa đã vẽ 16 con vật sống động như thật. Đó là một con thú đang quẫy đạp, gào thét do bị đâm trọng thương. Một con cào móng vuốt xuống mặt đất như muốn dọa đối thủ trước trận giao tranh. Có con lại như đang cố tìm cách chạy trốn… Những con thú lưu lại bằng hình vẽ trên vách đá đều cho thấy sự thất bại của chúng trước con người. Vì thế, người ta cho rằng những bức vẽ ấy nhằm đề cao tinh thần và sức mạnh của con người trong cuộc chiến đấu sinh tồn với thế giới tự nhiên. Và chính “những bản hùng ca trên vách đá” ấy được lưu giữ là do nó tụng ca sức mạnh của con người. Các thế hệ tiếp nối không xóa bỏ, hoặc không tìm cách thêm bớt.
Còn tại miền Tây châu Phi, năm 1912 trên ngọn núi Brandepierg, người ta đã vô cùng ngạc nhiên khi thấy trong số những bức họa trên vách hang lại có sự hiện diện của một phụ nữ da trắng. Điều đó đưa tới hai giả thiết: một là, rất có thể bức tranh tường trong hang này không phải là tác phẩm của người xưa, mà mới được vẽ sau này khi mà người châu Âu chinh phục châu Phi. Hai là, rất có thể từ xa xưa đã có người da trắng từ châu Âu tới châu Phi, chứ không phải là sau này. Trong giả thiết này, người ta còn cho rằng, cũng có thể tác giả của bức tranh trong một lần ngao du thiên hạ đã thấy người da trắng.
Tranh hang động ở dãy núi Acacus (Libya)
Trong quá trình nghiên cứu tranh trong hang động, nhiều người cho rằng nền văn minh của loài người đã bị ngắt quãng, bởi vì sau khi rời khỏi hang ra ở những nơi rộng, thoáng, điều kiện sản xuất, chăn nuôi tốt khiến người ta không phụ thuộc vào hái lượm, thì những chiếc hang bị bỏ không. Những bức tranh tường rơi vào cô độc, trừ một vài trường hợp người ta quay lại để cúng bái mà thôi. Cũng chính vì sự đứt đoạn ấy đã khiến những bức tranh trong hang động không bị tàn phá.
Tại châu Âu, tranh hang động vùng Lascaux là vô cùng nổi tiếng, nó được xác định niên đại khoảng 32.000 năm. Lascaux được phát hiện một cách rất tình cờ. Tài liệu để lại cho thấy, vào năm 1879, khi cô bé Maria de Sautuola đi tham quan các hang động tại Altamira - Tây Ban Nha cùng với cha cô đã nhìn thấy những bức tranh vẽ thú vật to lớn nằm trên trần hang. Cũng không rõ thực hư thế nào, nhưng kể từ sau đó, các nhà khảo cổ học châu Âu cùng với việc khai quật những di chỉ trong lòng đất thì đã rất chú ý đến khám phá các hang động. Và thật ngạc nhiên, hang động nhiều quốc gia châu Âu vẫn còn lưu giữ những bức bích họa thật ấn tượng.
Với nước Pháp, những di chỉ khảo cổ thời tiền sử ở thung lũng Dordogne và các hang động ở thung lũng Vézère nổi tiếng đến nỗi vào năm 1979, UNESCO đã công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Hai khu vực này có nhiều tranh khắc trên đá, chí ít là có 25 hang động được trang trí với những hình khắc. Di chỉ này được phát hiện vào năm 1940, lập tức được coi là đại diện của nghệ thuật tiền sử. Tiếp đó, người ta liên tục phát hiện không chỉ những bức tranh khắc mà còn nhiều bức tranh vẽ, cũng miêu tả cảnh săn bắt thời bấy giờ.
Một bức tranh tường ở Lascaux
Tới nay, người ta cho rằng trong các hang động của Pháp và Tây Ban Nha, còn lưu lại khoảng 900 bức bích họa hang động, có niên đại từ 10.000 năm trở lên. Nó được coi là “của gia bảo” của văn hóa châu Âu. Sau này, nhiều họa sĩ Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italia… đã “noi gương” phong cách tranh vách đá trong hang động, cũng tạo ra ảnh hưởng nhất định đối với đời sống mỹ thuật đương đại. Trong đó phong cách Dã thú được coi là gần nhất với những bức tranh hang động của người tiền sử. Dòng tranh này cũng tập trung thể hiện con người, động vật và một phần trừu tượng. Chúng được trộn lẫn vào nhau đem tới cảm giác vừa hư vừa thực, vừa mộc lại vừa siêu thực.
Tại châu Á, người ta cũng phát hiện một số hang động còn lưu lại tranh của người xưa. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra những bức tranh vẽ trên hang động được tạo ra bởi người tiền sử ở đảo Sulawesi, Indonesia, cách đây 40.000 năm. Những bức bích học ấy mô tả rất nhiều bàn tay người, nó trùng với hình vẽ trong một số hang thuốc Tây Âu đã được phát hiện vào giữa thế kỉ XX. Nhưng hình vẽ những bàn tay trong hang ở Indonesia đặc biệt hơn ở chỗ nó được phun màu hồng, đỏ, tạo nên ấn tượng rất sâu sắc. Theo Tiến sĩ Maxim Aubert thì những hình vẽ đó ít nhất cũng đã 39.000 năm tuổi và đây là vết in bàn tay cổ nhất trên thế giới.
Bức bích họa trong động Chauvet
Từ việc khám phá “bàn tay châu Á”, giới nghiên cứu đã thống nhất cho rằng nghệ thuật thời tiền sử không phải là “độc quyền” của châu Âu, mà cũng có ở nhiều nơi khác trên thế giới. Quan điểm này được Giáo sư Chris Stringer (Bảo tàng Lịch sử tự nhiên London) đề xướng đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi.
Nhưng, còn một vấn đề nữa vẫn “day dứt” các nhà khảo cổ học, đó là ai là tác giả của những bức tranh hang động ấy? Tác giả của nó có phải là thuộc về tập thể? Hay chỉ của một cá nhân xuất chúng nào đó? Chúng được thể hiện một lần hay vẽ nối tiếp nhau trong vòng vài ngàn năm? Nếu nó là tác phẩm của cá nhân thì nhân vật đó xứng đáng là danh họa bậc nhất của nhân loại.