Những đợt nắng nóng gay gắt nhất trong lịch sử

H.L. 11/07/2021 15:12

Trái đất hiện đang nóng dần, với mùa hè nóng hơn mỗi năm. Tháng 6/2018 là một mùa hè lịch sử: Bắc bán cầu hứng chịu nhiều đợt nắng nóng, ảnh hưởng đến châu Âu, châu Á, châu Phi và Bắc Mỹ, nhiệt độ bề mặt trái đất cao thứ tư trong vòng 140 năm. Theo từng đợt nắng nóng đỉnh điểm trong lịch sử, người cao tuổi có tỷ lệ tử vong gia tăng, trong khi năng suất cây trồng bị ảnh hưởng, biển Baltic chứng kiến loại tảo lớn nhất nở rộ trong nhiều thập kỷ, làm nhiễm độc nguồn nước trên khắp thế giới….

Một đợt nắng nóng kéo dài 10 ngày tấn công miền đông Bắc Mỹ vào năm 1896, theo đó, khoảng 1.500 người đã chết do thời tiết nắng nóng gay gắt, ảnh hưởng đến các thành phố New York, Boston, Newark và Chicago.
Argentina hứng chịu trong 8 ngày đầu tháng 2/1900, được mệnh danh là "tuần lễ hỏa hoạn", các thành phố như Buenos Aires và Rosario ghi nhận nhiệt độ 37 độ C, với độ ẩm làm cho cảm giác nóng lên đến khoảng 49 độ C. Khoảng 500 người chết do đợt nắng nóng này.
Gần 10.000 người đã thiệt mạng do đợt nắng nóng năm 1901 ở miền đông nước Mỹ. Tháng 7/1901 là tháng nóng nhất trong cả nước cho đến những năm 1930.
Năm 1911, vùng đông bắc Bắc Mỹ lại nóng lên một lần nữa, nhiệt độ được ghi nhận vào khoảng 41 độ C, gây ra số người chết dao động từ 400 đến 2.000.
Thị trấn Oodnadatta hẻo lánh của Úc có nhiệt độ khoảng 51 độ C vào năm 1960, đó là nhiệt độ cao nhất từng được ghi nhận ở Nam bán cầu và châu Đại Dương.
Một đợt nắng nóng kinh hoàng khác được ghi nhận ở vùng Đông Bắc Mỹ vào năm 1972, khoảng 900 người đã chết trong 16 ngày.
Hy Lạp đã trải qua 11 ngày nắng nóng gay gắt vào năm 1987, nhiệt độ lên tới 44 độ C khiến khoảng 1.000 người chết ở khu vực Athens.
Từ năm 1998 đến năm 1999, Mỹ phải hứng chịu một đợt hạn hán và nắng nóng. Theo báo cáo, nắng nóng khiến 5.000 đến 10.000 người chết, gây thiệt hại khoảng 130 tỷ USD.
Năm 2003, Tây Âu bị thiêu rụi bởi một đợt nắng nóng khác. Anh, Tây Ban Nha và Pháp là các mục tiêu chính, và gần 15.000 ca tử vong đã được ghi nhận. Có thời điểm, Bồ Đào Nha đạt 47 độ C.
Châu Âu nóng lên một lần nữa vào năm 2006, nhiệt độ ghi nhận được ở Paris lên đến 40 độ C, Ireland lên đến 32 độ C và Anh lên đến 37 độ C.
Năm 2006, một số khu vực của Canada và Mỹ đã bị ảnh hưởng bởi đợt nắng nóng Bắc Mỹ khiến 220 người chết có liên quan đến thời tiết, ở California nhiệt độ đo được đạt đến 54 độ C.
Vào cuối tháng 8/2009, Argentina đã có một đợt nắng nóng mùa đông bất thường.
Mùa hè năm 2011, kỷ lục nắng nóng bị phá vỡ bởi một đợt nắng nóng đổ bộ vào Tây Nam Á, nhiệt độ tại Iraq là hơn 49 độ C, thậm chí tại Tbilisi, Georgia nắng nóng khiến nhựa đường bị tan chảy.
Vào năm 2013, Argentina đã phải hứng chịu một hiện tượng lịch sử khi nước này có đợt nắng nóng dài nhất từ trước đến nay, kéo dài từ tháng 12/2013 đến tháng 1/2014. Một số khu vực nóng tới 46 độ C.
Hơn 2.000 người chết có liên quan đến đợt nắng nóng ở Ấn Độ năm 2015, với nhiệt độ ban ngày được ghi nhận ở mức 47 độ C.
Hơn 2.500 sinh mạng đã mất vào tháng 6/2015, khi một đợt nắng nóng gây chết người "thiêu đốt" Karachi, Pakistan.
Nhiệt độ cao ở Trung Đông, khiến các đợt nắng nóng trở nên khó chịu hơn. Tại Kuwait, nhiệt độ cao nhất là 54 độ C đã được ghi nhận.
Vào năm 2018, các đợt nắng nóng đã xảy ra trên khắp thế giới, gây ra các trường hợp tử vong ở Canada, cũng như Nhật Bản và trên khắp châu Âu.
(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Những đợt nắng nóng gay gắt nhất trong lịch sử