Trong chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh Mậu thân 1968, tôi được tham gia từ đầu đến khi kết thúc. Bước vào chiến dịch, tôi giữ cương vị Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 9, Sư đoàn 304. Vào khoảng thời gian giữa của chiến dịch, tôi được bổ nhiệm làm Trung đoàn phó, Tham mưu trưởng Trung đoàn 9.
Các chiến sỹ giải phóng sau một trận đánh tại Thành cổ Quảng Trị.
Những ngày tháng 7 lịch sử này khiến tôi bồi hồi nhớ lại những ngày tháng đã qua, những ngày sống, chiến đấu ở Tà Cơn, Khe Sanh, Quảng Trị cách đây tròn 50 năm. Tôi không thể quên được nhừng kỷ niệm ngày ấy, ngày mùng 8/2/1968, Trung đoàn 9, Sư đoàn 304 được lệnh vây lấn tập đoàn cứ điểm Tà Cơn.
Dù trước đó, ngày mùng 6/2/1968, trên đường vào Tà Cơn, Tiểu đoàn 2 và một phần của cơ quan Trung đoàn 9 bị máy bay B52 dội bom khiến nhiều cán bộ, chiến sĩ bị thương vong. Ngay sau đó, có ý kiến cho rằng phải đưa Tiểu đoàn 2 ra phía sau để củng cố đội hình, nhưng, Đảng ủy Trung đoàn 9 vẫn quyết định bổ sung quân số, vũ khí trang bị tại chỗ, đặc biệt động viên tinh thần bộ đội tiếp tục chiến đấu và Tiểu đoàn 2 đã hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Khi vào vây lấn Tà Cơn, Trung đoàn 9 tổ chức 2 cụm chốt: cụm chốt chủ yếu là Đông Nam sân bay Tà Cơn do Tiểu đoàn 1 đảm nhiệm cụm chốt thứ 2 do Tiểu đoàn 2 đảm nhiệm. Tuy nhiên, sau gần 1 tháng chiến đấu, Tiểu đoàn 1 bị tổn thất nhiều nên phải rút ra phía sau. Tôi chỉ huy Tiểu đoàn 3 ngoài nhiệm vụ tiêu diệt quân địch cơ động còn có nhiệm vụ phải đào được hai đường hào để đánh chiến một đoạn chiến hào tiền duyên của địch.
Chỉ sau 2 ngày vào vây lấn, tiều đoàn 3 đã tiêu diệt trên 150 quân chiến đấu Mỹ. Đối với nhiệm vụ đào hào, lúc đầu, tôi cho bộ đội đào hào theo cách đào đường hầm đánh Đồi A1 ở Điện Biên Phủ (1954), nhưng tiến độ chậm và không thể kịp thời gian Mặt trận quy định.
Vì vậy, tôi đã bàn bạc với Ban chỉ huy Tiểu đoàn không đào bí mật mà lợi dụng đêm tối rải người trên mặt đất để đào. Với cách đào mới, mỗi đêm, một đội đào được 20 đến 30 mét và đến trước ngày 23/3/1968, trên hướng chủ yếu (Chốt 1) đã tiếp cận cách tiền duyên địch chỉ từ 30 đến 40 mét; Chốt 2 còn cách tiền duyên địch 50 đến 60 mét.
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ đào hào, đêm 23/3/1968, Tiểu đoàn 3 tổ chức đánh chiếm tiền duyên của địch trước chốt 1 và chốt 2. Tôi còn nhớ, lúc đó là đồng chí Hoàng Đan, Phó Tư lệnh Sư đoàn 304 đã xuống trực tiếp chỉ huy tiểu đoàn 3, tôi là tiểu đoàn trưởng nhưng xuống trực tiếp chỉ huy đại hội chủ yếu ở chốt 1.
Đúng 0h30 giờ “G”, pháo binh ta bắn phá vào cơ sở chỉ huy và các trận địa pháo của địch. Lập tức hỏa lực trung đoàn chế áp vào tiền duyên địch; các loại hỏa lực ĐKZ. 12,7 mm, đại liên, trung liên bắn phá các lô cốt, ụ súng trên chiến hào tiền duyên địch v.v…
Trước nguy cơ tiền duyên bị đánh chiếm, địch cho xe tăng ra bịt cửa mở. Ta buộc phải dừng tiến công, lui về các chốt để củng cố. Lợi dụng thời điển đó, địch huy động lực lượng mở các chốt để củng cố. Lợi dụng thời điểm đó. Địch huy động lực lượng mở các đợt tiến công.
Ở hướng Tây, ngày 28/3/1968. chúng huy động 2 đại đội Mỹ và 1 đại đội quân Sài Gòn tiến công vào chốt 1, 3 và 4 của Tiểu đoàn 2,3 nhưng các cuộc tiến công đều bị đẩy lui. Chiều ngày 28 tháng 3 năm 1968. ta gọi loa cho địch ra lấy xác, nhưng chúng không ra lấy mà dùng bom napan để hủy xác.
Trên hướng Bắc, Trung đoàn 66 cũng đã khống chế được đường băng sân bay khiến máy bay địch không hạ cách được, buộc phải tiếp viện bằng thả dù nhưng phần lớn rơi ra địa của ta.
Như vậy, sau gần 2 tháng bị ta vây lấn, hơn 6.000 quân Mỹ và hàng nghìn quân Sài Gòn tại Tà Cơn rơi vào tình trạng khốn đốn do tổn thất, thương vong lớn, và mất nguồn tiếp tế. Mặc dù vậy, Tổng thống Mỹ Giônxơn yêu cầu vẫn phải giữ và không để Tà Cơn bị mất như Điện Biên Phủ. Để giải vây Tà Cơn, Bộ Tư lệnh viện trợ quân sự Mỹ tại miền Nam Việt Nam quyết định điều Sư đoàn kỵ binh đường không số 1 ra cứu nguy cho Khe Sanh.
Nắm được ý định địch đang quyết tâm giải tỏa cho lực lượng thủy quân lục chiến ở Tà Cơn tháo chạy theo Đường 9 về Đông Hà, Quảng Trị, Bộ Tư lệnh mặt trận và Sư đoàn 304 lệnh cho Tiểu đoàn 3 tổ chức thêm một chốt thứ 3 ở Làng Khoai, nơi có Đường 9 độc đạo chay qua từ Khe Sanh về Đông Hà.
Thực hiện chỉ đạo của trên, trong hai ngày 1 và 2/4/1968, tôi đã tập trung lực lượng Tiểu đoàn 3 cùng một đại đội công binh trung đoàn tăng cường xây dựng trận địa chốt hoàn chỉnh, đồng thời điều chỉnh, bổ sung lực lượng cho chốt Làng Khoai có gần 40 người do đồng chí Bùi Gia Ngoãn C7,C11 và đồng chí Nguyễn Văn Bình, Tham mưu trưởng Tiều đoàn 3 chỉ huy.
Ngày 3/4/1968, không quân và pháo binh địch bắt đầu đánh phá vào chốt Làng Khoai. Đến khoảng 10h ngày 4/4/1968, một Tiều đoàn kỵ binh không vận của Mỹ. Sau gần một giờ chiến đấu quyết liệt, hơn một chục tên địch bị loại khỏi vòng chiến đấu ngay trước trận địa; ta bẻ gãy đợt tiến công đầu tiên của địch.
Trong ngày 4/4/1968, địch liên tiếp tổ chức 7 đợt tiến công, nhưng đều bị ta đẩy lui, hơn 100 tên Mỹ bị loại khỏi vòng chiến đấu. Nhưng ta cũng bị thương và hi sinh hơn 10 đồng chí, trong đó có đồng chí Đại hội phó Bùi Gia Ngoãn. Trong đợt tiến công thứ 5 của địch, đồng chí bị thương gãy chân nhưng yêu cầu anh em kéo giữ bên chân bị gãy dùng dao găm tự mình cắt đứt đoạn chân còn vướng, rồi tiếp tục chỉ huy. Do mất nhiều máu, đồng chí Ngoãn đã hi sinh tại trận mặ dù bị đánh trả quyết liệt, thương vong nặng nhưng lực lượng kỵ binh không vận Mỹ vẫn thay tiểu đoàn thứ 2 mở nhiều đợt tấn công nhằm nhổ bằng được chốt Làng Khoai.
Ngày 14/4/1968, Mỹ chính thức kết thúc cuộc hành quân “Ngựa bay”. Tháng 5 năm 1968, lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ bắt đầu rút khỏi Khe Sanh về hướng Đông Hà, Quảng Trị.