Kinh tế

Nỗ lực đôn đốc thực hiện kiến nghị kiểm toán

Thái Nhung 28/03/2024 13:15

Thực tế cho thấy, việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán giúp khơi thông nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, những năm qua, Kiểm toán nhà nước (KTNN) luôn quan tâm đến công tác theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.

Đôn đốc thực hiện nghiêm, kịp thời

Việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán là một trong những thước đo quan trọng đánh giá hiệu quả, hiệu lực của hoạt động KTNN. Báo cáo kiểm toán chỉ có giá trị khi kiến nghị kiểm toán được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và kịp thời.

Các kết luận, kiến nghị có giá trị bắt buộc phải thực hiện đối với các đơn vị được kiểm toán. Ảnh: N.Lộc
Các kết luận, kiến nghị có giá trị bắt buộc phải thực hiện đối với các đơn vị được kiểm toán. Ảnh: N.Lộc

“Báo cáo kiểm toán có giá trị bắt buộc phải thực hiện. Việc chấp hành kiến nghị kiểm toán chính là thể hiện tính kỷ luật, thượng tôn pháp luật. Các kết luận, kiến nghị của KTNN được thực thi còn góp phần quan trọng trong việc cải thiện và nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài chính, tài sản quốc gia; hoàn thiện thể chế quản trị quốc gia…” - TS. Đặng Văn Hải - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (KTNN) cho biết.

Đặc biệt, kết luận, kiến nghị kiểm toán ngày càng trở thành thông tin quan trọng, độc lập, phục vụ Quốc hội trong giám sát tối cao cũng như trong xem xét phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước (NSNN), quyết định dự toán NSNN; giúp HĐND các cấp thực hiện giám sát và phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương…

Xác định rõ điều này, trong những năm qua, KTNN đã triển khai thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán. Hằng năm, cùng với việc tổ chức thực hiện tốt kế hoạch kiểm toán, KTNN còn lồng ghép nhiệm vụ kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán...

Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện kết luận kiểm toán, ông Đặng Văn Hải - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (KTNN) cho biết, Điều 7 Luật KTNN 2015 nêu rõ: Báo cáo kiểm toán của KTNN được lập để đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị về những nội dung đã kiểm toán. Sau khi phát hành và công khai, các kết luận, kiến nghị “có giá trị bắt buộc phải thực hiện đối với đơn vị được kiểm toán về sai phạm trong việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công”. Từ giá trị pháp lý đã được ghi nhận trong Luật KTNN và các văn bản pháp luật có liên quan, các kết luận, kiến nghị kiểm toán cần phải được tôn trọng, thực hiện nghiêm, kịp thời.

Nhiều điển hình

Từ góc độ đơn vị được kiểm toán, các Bộ, ngành, địa phương cũng ý thức rõ tầm quan trọng của việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán. Nhiều Bộ, ngành, địa phương, đơn vị được kiểm toán và các cơ quan quản lý đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao trong việc đôn đốc và triển khai thực hiện kiến nghị của KTNN; thông qua đó để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, điều hành của từng cơ quan, đơn vị, địa phương. Nhờ đó, kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán không ngừng được nâng cao, với tỷ lệ thực hiện năm sau cao hơn năm trước

Lãnh đạo KTNN và lãnh đạo các tỉnh ký quy chế phối hợp công tác. Ảnh: N.Lộc
Lãnh đạo KTNN và lãnh đạo các tỉnh ký quy chế phối hợp công tác. Ảnh: N.Lộc

Đơn cử, kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị của KTNN đối với ngân sách tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2009-2018 luôn đạt bình quân 95%/năm. Tại tỉnh Nghệ An, dù chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, song tỉnh vẫn nỗ lực thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán với tỷ lệ trung bình đạt khoảng 85% (từ năm 2020 đến năm 2022)…

Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Nghệ An Trịnh Thanh Hải cho biết, tỉnh luôn phối hợp với KTNN khu vực II trong quá trình triển khai thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán, kịp thời giải quyết các vướng mắc nảy sinh. Sau khi báo cáo kiểm toán được phát hành, Thường trực HĐND, UBND tỉnh đã chủ động ban hành văn bản chỉ đạo, đôn đốc, giám sát các đơn vị được kiểm toán triển khai thực hiện các kết luận, kiến nghị kiểm toán.

Là tỉnh miền núi có điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn song tỉnh Yên Bái luôn nỗ lực để thực hiện tốt kết luận, kiến nghị kiểm toán. Theo ông Trần Huy Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái, hằng năm, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành kế hoạch rà soát việc thực hiện kết luận, kiến nghị của KTNN; UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo các đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm túc kết luận, kiến nghị của KTNN. Sự chỉ đạo quyết liệt của địa phương đã được “chuyển hóa” thành những kết quả cụ thể. Điển hình như, kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị năm 2020 của tỉnh đạt 97,5%; tỉnh đang tiếp tục đôn đốc các đơn vị thực hiện kết luận, kiến nghị còn lại.

Theo Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Kon Tum Nguyễn Văn Điệu, lãnh đạo tỉnh đã quyết liệt chỉ đạo các đơn vị được kiểm toán thực hiện nghiêm túc kết luận, kiến nghị kiểm toán của KTNN. Qua đó, đã tạo sự chuyển biến tích cực, đặc biệt là trong những năm gần đây.

Đơn cử, thực hiện kết luận kiểm toán năm 2019, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc điều chỉnh sổ kế toán, báo cáo quyết toán lập thủ tục nộp tiền vào NSNN, giảm dự toán năm sau. Chưa đầy một năm sau khi kết thúc cuộc kiểm toán, đơn vị đã thu hồi nộp NSNN 100% các khoản chi sai chế độ, đồng thời tổ chức họp giải trình, làm rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân liên quan đến những tồn tại nêu trên

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Nỗ lực đôn đốc thực hiện kiến nghị kiểm toán

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO