Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử - Hội tụ và lan toả

Xuân Quảng 10/12/2015 15:55

Ngày 10/12, tại TP Uông Bí (Quảng Ninh), Ban Hoằng pháp Trung ương Giáo hội Phật giáo (GHPG) Việt Nam và GHPG tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử - Hội tụ và lan toả.

Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử - Hội tụ và lan toả

Quang cảnh Hội thảo tại TP Uông Bí.

Hoàn thành việc lắp đặt thiết bị phân ly dầu nướcĐây là một trong những hoạt động nằm trong khuôn khổ Lễ hội hoằng pháp toàn quốc năm 2015 và tưởng niệm 707 năm Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn.

Đến dự về phía Trung ương có TS Bùi Hữu Dược, Vụ trưởng Vụ Phật giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ; Hoà thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng trị sự (HĐTS) GHPG Việt Nam cùng nhiều chư tôn đức đại diện cho Hội đồng chứng minh, HĐTS của GHPG Việt Nam cùng đông đảo các nhà khoa học, tăng, ni, phật tử trong và ngoài tỉnh.

Phát biểu đề dẫn hội thảo, Thượng toạ Thích Thanh Quyết, Phó Chủ tịch HĐTS GHPG Việt Nam, Trưởng Ban trị sự GHPG Quảng Ninh nhấn mạnh: Từ năm 2008 đến nay đã có 3 cuộc hội thảo khoa học cấp quốc gia, quốc tế về Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông, các danh tướng đời Trần và về Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử cũng như công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị KDT Yên Tử - kinh đô của Phật giáo Trúc Lâm.

Từ đây, nhiều vấn đề lớn về vai trò, vị trí của nhà Trần, vai trò của Phật giáo Trúc Lâm và phật giáo Trúc Lâm thời Trần cũng như thân thế, hành trạng sự nghiệp của các danh tăng, các di tích gắn với Phật giáo Trúc Lâm về cơ bản đã được làm rõ.

Vì vậy, ở Hội thảo lần này, các nhà nghiên cứu, học giả tiếp cận vấn đề Phật giáo Trúc Lâm - Hội tụ và lan toả từ góc độ lịch sử tư tưởng phật giáo và truyền bá của phật giáo Việt Nam, luận giải thấu đáo hơn các vấn đề lớn mà các hội thảo trước chưa làm được.

Tham gia Hội thảo, gần 40 bài viết đã tập trung vào 2 nội dung chính. Thứ nhất là về con đường hội tụ - nhất tông hoá phật giáo Trúc Lâm. Qua đây lý giải, phân tích các vấn đề lớn về quá trình nhất tông hoá Phật giáo Việt Nam dưới thời Trần, vào thế kỷ XIII đã hội tụ về Yên Tử. Đồng thời, khẳng định quá trình này là do những tất yếu của quá trình vận động nội tại và những tác động khách quan của lịch sử và các tư tưởng, thể chế chính trị đương thời lúc bây giờ.

Thứ hai, là về tinh thần hoằng pháp của Phật giáo Trúc Lâm thời Trần và ngày nay. Theo đó, phân tích những đặc điểm về nội dung, phương pháp truyền bá phật pháp, cội nguồn tạo nên sức hấp dẫn vượt thời gian của Phật giáo Trúc Lâm. Từ đây có thể rút ra được những kinh nghiệm để góp phần xây dựng tư tưởng, con người mới, nền văn hoá Việt Nam văn minh, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc, cũng là xây dựng Phật giáo Việt Nam ngày càng trang nghiêm, tốt đẹp trong đời sống hôm nay.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử - Hội tụ và lan toả

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO