AI đã và đang được đẩy mạnh phát triển và ứng dụng trong cuộc sống cùng với quá trình chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ ở các quốc gia.
Ngày 14/6, Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp cùng với Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Công thương, Bộ Thông tin và truyền thông, Bộ Khoa học và công nghệ, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Diễn đàn cấp cao và triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0 năm 2023.
Tại chuyên đề “Thúc đẩy ứng dụng và phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, Thứ tưởng Bộ Khoa học và công nghệ Bùi Thế Duy cho rằng, chuyển đổi số là một quá trình ứng dụng công nghệ số và đổi mới sáng tạo. Trước đây thuần túy là ứng dụng công nghệ trong cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi triển khai chuyển đổi số ngoài ứng dụng công nghệ thông tin gắn với quá trình đổi mới sáng tạo trong các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, thay đổi phương thức quản lý, cập nhật năng lực nhân lực, thay đổi các dịch vụ, sản phẩm.
Ông Duy nhấn mạnh rằng: “Nếu chỉ ứng dụng công nghệ thông tin mà không thay đổi quá trình triển khai công việc, tạo ra dịch vụ, sản phẩm mới thì chưa chuyển đổi số một cách toàn diện”.
Minh chứng rõ nét được ông Duy đưa ra ví dụ là Grab, Uber, AirBnb khi ứng dụng công nghệ số đã tạo ra các sản phẩm mới, nhiều vị trí việc làm được thay đổi, nhiều kỹ năng được cập nhật, quy tình quản lý thay đổi hoàn toàn.
Với các cơ quan quản lý nhà nước, Thứ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ cho biết, trong 5 năm qua, động lực lớn nhất thúc đẩy quá trình ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số là các quyết định thay đổi phương thức làm việc. Một quyết định của Chính phủ trong việc không sử dụng, lưu hành văn bản giấy mà dùng phương thức điện tử. Cụ thể, Đề án 06, với các quyết định yêu cầu không phải trình các văn bản giấy như sổ hộ khẩu hay giấy tờ khác đòi hỏi các cơ quan cũng phải thay đổi hoạt động của mình.
Trong các doanh nghiệp hội nhập như ngân hàng, dịch vụ với sức ép và quy định chung trên toàn cầu đặt ra bắt buộc phải chuyển đổi. Những doanh nghiệp chưa hội nhập thì có thể chưa nhìn thấy những lợi ích đó. 5 năm trước chúng ta nói nhiều đến 4.0. Sau 5 năm với định hướng triển khai hướng đến mục tiêu cụ thể. Trí tuệ nhân tạo (AI) phát triển rất lớn khi 6 tháng qua AI tạo ra như ChatGPT, xử lý ảnh, video kết hợp mô hình AI tạo sinh. Từ đó là thay đổi cuộc chơi, thay đổi cuộc sống hàng ngày. Và ở Việt Nam thì tiếp cận các xu hướng công nghệ cũng rất nhanh.
Về quá trình chuyển đổi số, ông Duy cho biết các chủ trương chính sách đã được triển khai nhanh, quyết liệt bắt kịp với xu hướng và Việt Nam cũng đã có nhiều kết quả cụ thể. Tuy nhiên với tốc độ phát triển nhanh trên thế giới thì tốc độ triển khai của Việt Nam có sự chậm hơn so với tốc độ triển khai của thế giới. Cho nên chưa nói đến đi đầu mà chúng ta cần bắt kịp xu hướng.
Muốn đạt được kết quả cao để bắt kịp với xu hướng, ông Duy cho rằng cần chú ý đến các trụ cột, trong đó là nguồn nhân lực. Theo đó cần có các chuyên gia về AI, có sự vào cuộc mạnh mẽ của các trường, viện nghiên cứu trong đào tạo. Làm sao để có đội ngũ AI, nhóm kỹ năng công nghệ số và AI cho toàn xã hội. Bên cạnh đó thứ hai là vấn đề hạ tầng, tính toán làm sao để có hiệu năng cao. Thứ ba là trụ cột về dữ liệu bởi AI cần dữ liệu sạch, trong khi Việt Nam còn rất hạn chế những cái này cho AI. Thứ 4 là trụ cột các quy định thể chế và đạo đức cho ChatGPT, hệ thống Deepfake, xử lý video, vấn đề quy định sử dụng AI như thế nào?, xây dựng các hệ thống AI như thế nào?.
“Chúng tôi đang cùng các chuyên gia Úc xây dựng hệ thống quy định AI có trách nhiệm từ cả người xây dựng hệ thống đến những người sử dụng AI. Chat GPT đang đóng góp tăng sức lao động, nhưng cũng tạo ra những hệ quả lớn không kém lợi ích. Ví như làm giảm năng lực sáng tạo, tự vận động, tạo ra hệ thống thông tin giả, video giả. Chúng ra phát triển AI nhưng không để AI là “con ngáo ộp” nhấn chìm”-ông Duy cho hay.
Ông Duy cũng mong rằng các tập đoàn quan tâm đào tạo nhân lực, xây dựng hệ thống cho riêng mình. Hiện Bộ đang phối hợp với FPT và các chuyên gia xây dựng hệ thống, chia sẻ dữ liệu trong nghiên cứu phát triển. Bằng cách đi như vậy chúng ta sẽ có những sản phẩm nhỏ và hướng đến các sản phẩm lớn.
Sau khi nghe ý kiến của các doanh nghiệp,
kết luận phiên thảo luận, ông Dương Duy Hưng, Trợ lý Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, AI không chỉ là khoa học công nghệ mà là đời sống kinh tế xã hội. Trong đó có lợi ích của các đối tượng trong xã hội, từ cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, cho đến người dân. Cho nên chúng ta phải thích ứng và áp dụng tại Việt Nam.
Từ các ý kiến đến từ Viettel, VNPT, VinAI, ông Hưng tóm lại cần quan tâm đến 3 yếu tố. Thứ nhất, thể chế làm sao tạo môi trường thuận lợi để AI phát triển. Thứ hai là làm sao có nguồn nhân lực tốt cho AI, trong đó kể cả là nguồn nhân lực thiết kế ra chính sách cho AI. Thứ ba là vấn đề hạ tầng và dữ liệu.
Để các yếu tố trên theo ông Hưng cả doanh nghiệp, nhà khoa học, các nhà quản lý kinh tế phải cùng vào cuộc. Quá trình làm cái quan trọng là sự an toàn về thông tin, dữ liệu, đạo đức, xã hội, việc làm. Trong thực thi chính sách đó là những cái cần lưu tâm giải quyết.
“Công nghệ chỉ là công nghệ và chúng ta phải làm chủ công nghệ để khắc phục mặt trái của AI. Chúng ta bình tĩnh, tự tin đi trên con đường. Khẩn trương nhưng không vội vàng. Bởi cái quan trọng là cơ chế chính sách phải đi vào thực chất, thực tế cuộc sống.