Thông tin về các ca bệnh tái trị khỏi căn bệnh này đã khiến dương tính với virus SarS-CoV-2 của một số bệnh nhân đã điều trị khỏi căn bệnh này đã khiến dư luận lo ngại về diễn biến nan giải của dịch Covid-19. Bộ y tế Việt Nam và Tổ chức y tế thế giới (WHO) mới đây đã đưa ra khuyến cáo: Bất cứ ai cũng có thể mắc Covid-19 và lây bệnh cho người khác.
Đo thân nhiệt phòng, chống Covid-19.
Người khỏi bệnh vẫn có thể mang virus lây cho người khác
Đánh giá về ca bệnh tái dương tính với virus SARS-CoV-2 ngay thời điểm xuất cảnh rời khỏi Việt Nam, và trường hợp của bệnh nhân 91 (phi công, quốc tịch Anh, 43 tuổi) tái dương tính khi đã có xét nghiệm âm tính, BS Trương Hữu Khanh (Khoa Nhiễm -Thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM) phân tích: Tại Việt Nam đã xuất hiện đầy đủ các sắc thái của bệnh lý hô hấp mới do virus SARS-CoV-2 gây ra. Đầu tiên là nhóm bệnh nhân từ Vũ Hán (Trung Quốc) về nước, tất cả đều rất nhẹ. Đợt thứ hai của dịch là những bệnh nhân từ châu Âu, vài ca về nước từ Hàn Quốc, Nhật Bản. Nhưng các ca bệnh nặng chủ yếu là những người nhập cảnh vào Việt Nam từ châu Âu.
Các sắc thái của dịch Covid-19 tại Việt Nam đã được thể hiện đầy đủ: Những ca rất nặng phải thở máy, lọc máu, ECMo (tim, phổi nhân tạo); những ca có triệu chứng bất ngờ (trường hợp cụ thể là nữ điều dưỡng với các biểu hiện nhức mỏi, đau họng đột ngột); những ca có biểu hiện rất nhẹ chỉ đau nhức cơ thể, uống thuốc, khỏi bệnh (ca bệnh ở Hạ Lôi, Mê Linh, Hà Nội) đây là sắc thái của người mang bệnh nhưng gần như không có triệu chứng.
Một thực thể khác vừa được ghi nhận là trường hợp của bệnh nhân người Anh (60 tuổi) nhiễm Covid-19 điều trị tại Đà Nẵng đã công bố khỏi bệnh. Tuy nhiên, khi hành khách từ Đà Nẵng vào TP HCM để về nước thì mẫu xét nghiệm lại cho kết quả dương tính với sARs-CoV-2.
Theo Bs Khanh thì đây là sắc thái của người lành mang trùng (virus) sau khi được điều trị khỏi bệnh nhưng cơ thể không loại trừ triệt để virus.
Trường hợp này có thể có hai trường hợp xảy ra: Thứ nhất, bệnh nhân đã chữa khỏi Covid-19 và trở thành người lành mang trùng.
Tỷ lệ này vẫn có trong các bệnh truyền nhiễm còn lý giải vì sao có người khỏi hoàn toàn, người trở thành người lành mang trùng cần chờ đợi thêm nghiên cứu. Ngoài ra, với những bệnh nhân đã khỏi trở thành người lành mang trùng thì họ vẫn có khả năng lây nhiễm cho cộng đồng tùy vào mật độ virus trong cơ thể của bệnh nhân. Với những bệnh nhân này họ vẫn có thể lây cho những người xung quanh nếu tiếp xúc gần mà không có biện pháp bảo hộ phòng dịch.
Thứ hai, bác sĩ Khanh cho biết có thể do kỹ thuật xét nghiệm. Có những kỹ thuật xét nghiệm chỉ 10 con virus đã có dương tính nhưng có xét nghiệm cả trăm con virus mới có kết quả dương tính. Với bệnh nhân này, bác sĩ Khanh cho biết còn dựa vào kỹ thuật test kiểm tra. Nếu là test nhanh có độ nhạy khoảng 65– 80%, có thể lấy nhiều mẫu trong thời gian ngắn và cho kết quả chỉ khoảng 10 phút. Còn test PCR là phải ngoáy sâu vào đáy mũi họng và dùng kỹ thuật phân tử để phóng đại, nhân lên nhiều lần, để tìm ra vật chất di truyền đặc hiệu là ARN của virus gây bệnh.
Nói về khả năng tái nhiễm, bác sĩ Khanh nhấn mạnh khi mắc bệnh cấp tính nào đó thì cơ thể sẽ sinh ra kháng thể IgM rất nhanh. suốt quá trình này đủ khả năng có tác nhân xâm nhập sẽ bắt lại ngay. Nên trong tất cả các virus về hô hấp thì những người bệnh đã có miễn dịch với con virus này rồi thì không có khả năng mắc lại virus đó trong một đợt dịch đó.
Tóm lại, theo y văn của bệnh lý thì có ghi nhận tình trạng đã hết bệnh chuyển sang người lành mang trùng. Virus tồn tại ở người lành vẫn lây bệnh. Nếu thực tế này đang diễn ra thì virus sARs-CoV-2 đã bắt đầu thuần với cơ thể người mang bệnh.
Trong trường hợp này, các giải pháp phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm vẫn không thay đổi, mặt khác các giải pháp bảo vệ với nhóm đối tượng nguy cơ cần thực hiện quyết liệt hơn để bệnh lây chậm lại tới mức virus từng bước thích nghi, tự thuần với cơ thể hoặc tới khi có vắc xin phòng ngừa. Nếu người lành mang trùng nhưng không thực hiện các giải pháp phòng tránh nguy cơ để bệnh tự lây trong cộng đồng thì sẽ rất nguy hiểm.
Vẫn tồn tại nguy cơ lây lan trong cộng đồng
Theo thông tin từ Bộ Y tế, bệnh nhân 243 có thể bị lây nhiễm virus SARS-CoV-2 qua việc tiếp xúc với người bệnh trong quá trình đi lại.
Ngoài ra, bệnh nhân 251, 64 tuổi (trú tại Bình Nghĩa, Bình Lục, Hà Nam cũng được cho là ca bệnh rất phức tạp, mất dấu F0); BN268 là một thiếu nữ 16 tuổi, trú tại một thôn gần biên giới giáp Trung Quốc (huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang). Gia đình bệnh nhân có 3 anh trai làm việc tự do bên kia biên giới. Tuy bệnh nhân này không có lịch sử di chuyển phức tạp nhưng hiện giới chức y tế chưa xác định được nguồn lây của bệnh nhân này cụ thể ra sao. Vì vậy, 1 thôn ở Hà Giang đã bị phong tỏa và những người tiếp xúc với các bệnh nhân này đã được cách ly, song thực tế nguy cơ lây lan trong cộng đồng là rất lớn.
Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh Hà Giang đã ngay lập tức tổ chức cuộc họp trực tuyến với các sở, ban, ngành, các huyện thành phố nhằm thống nhất phương án triển khai công tác phòng chống dịch trên địa bàn tỉnh.
Về nguy cơ ủ bệnh dài ngày, TS.BS Nguyễn Thu Anh, Giám đốc Viện Nghiên cứu y khoa Woolcock, Trường Đại học Sydney phân tích: Y văn trên thế giới có đề cập đến vấn đề ủ bệnh của bệnh nhân mắc Covid-19, trong đó thời gian ủ bệnh thường từ 5-6 ngày và có thể kéo dài tới 14 ngày. Một số nước trên thế giới đã báo cáo 2 ca bệnh có thời gian ủ bệnh kéo dài tới 19 hoặc 24 ngày, tuy nhiên đây là những trường hợp rất hiếm.
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, qua một số ca bệnh số 243, 247, 251 cho thấy có sự lây lan trong cộng đồng. Sau giai đoạn dịch bệnh xâm nhập vào Việt Nam từ các quốc gia khác, đến nay bệnh đã lây lan trong cộng đồng. Cụ thể là công nhân tại công ty Sam sung (Bắc Ninh), người buôn bán ở chợ (Hà Nội). Nếu không thực hiện triệt để các giải pháp phòng dịch thì nguy cơ bùng phát ở mức rất cao khi chính những đối tượng trên sẽ trở thành nguồn lây cho người thân, cộng đồng.
Trước những diễn biến ngày càng phức tạp của dịch Covid-19, ông Phu khuyến cáo: Giai đoạn này có những diễn biến về dịch tễ khác với giai đoạn đầu, số ca nhiễm trong cộng đồng tăng. Việc tìm nguồn lây nhiễm là quan trọng nhưng trong trường hợp đã có lây nhiễm trong cộng đồng, ưu tiên hàng đầu là triển khai ngay các biện pháp cách ly, khoanh vùng, dập ngay, không để dịch lan rộng.