Phòng khám Bác sỹ gia đình ở Hà Nội: Nhiều khó khăn nhất cần được tháo gỡ

Lê Hảo 16/07/2015 11:14

Chiều ngày 15-7, Đoàn Công tác của Bộ Y tế do TS Trần Quý Tường, Phó Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh làm Trưởng đoàn có cuộc làm việc với Sở Y tế Hà Nội về hoạt động của phòng khám Bác sỹ gia đình (BSGĐ) sau 2 năm thực hiện thí điểm mô hình y tế này. Trước đó, Đoàn đã đi khảo sát, đánh giá những thuận lợi, khó khăn của 2 Phòng khám BSGĐ là Phòng khám Đa khoa Yên Hòa (TTYT Cầu Giấy) và Phòng khám Đa khoa Xuân Giang (thuộc TTYT huyện Sóc Sơn).

Phòng khám Bác sỹ gia đình ở Hà Nội: Nhiều khó khăn nhất cần được tháo gỡ

Chiều ngày 15-7, Đoàn Công tác của Bộ Y tế do TS Trần Quý Tường, Phó Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh làm Trưởng đoàn có cuộc làm việc với Sở Y tế Hà Nội về hoạt động của phòng khám Bác sỹ gia đình (BSGĐ) sau 2 năm thực hiện thí điểm mô hình y tế này. Trước đó, Đoàn đã đi khảo sát, đánh giá những thuận lợi, khó khăn của 2 Phòng khám BSGĐ là Phòng khám Đa khoa Yên Hòa (TTYT Cầu Giấy) và Phòng khám Đa khoa Xuân Giang (thuộc TTYT huyện Sóc Sơn).BS và 3 điều dưỡng tham gia Phòng khám BSGĐ, trong đó có 1 bác sỹ được tham gia khóa đào tạo về BSGĐ tại Trường ĐH Y Hà Nội. BSCKI Nguyễn Thị Thanh Hòa, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế Cầu Giấy cho biết, khó khăn hiện nay là người dân chưa hiểu hết về lợi ích của mô hình BSGĐ, nên tham gia đăng ký quản lý sức khỏe còn hạn chế. Bệnh nhân khám chữa bệnh không được thanh toán BHYT trái tuyến gây khó khăn trong hoạt động khám, chữa bệnh cho nhân dân. Bên cạnh đó, khi bệnh nhân phải chuyển tuyến hầu như Phòng khám không nhận được phản hồi của tuyến trên để tăng thêm hiệu quả quản lý và điều trị bệnh nhân….

Phòng khám Bác sỹ gia đình ở Hà Nội: Nhiều khó khăn nhất cần được tháo gỡ - 1

TTYT huyện Sóc Sơn hiện có 4 Phòng khám BSGĐ với 7 bác sỹ chuyên khoa I YHGĐ và 16 bác sỹ được đào tạo ngắn hạn về BSGĐ. Đến nay các Phòng khám này đã quản lý được 1400 bệnh nhân theo bệnh án Y học gia đình. BS Phạm Quang Hải, Giám đốc TTYT huyện cho biết, với những bệnh nhân nặng, vượt quá khả năng điều trị, Trung tâm đã ký hợp đồng chuyển tuyến đối với những bệnh viện chuyên khoa đầu ngành của Hà Nội, do đó bệnh nhân có thể chuyển thẳng tới các bệnh viện như BV Tim Hà Nội, BV Phổi Hà Nội, BV Phụ Sản Hà Nội… Khó khăn của mô hình BSGĐ ở đây là thiếu kinh phí để in hồ sơ bệnh án, biểu mẫu, sổ sách, tờ rơi tuyên truyền về BSGĐ; thiếu kinh phí đào tạo chuyên khoa BSGĐ, chưa có chế độ đãi ngộ cho các bác sỹ gia đình, đặc biệt là cơ chế tài chính, cơ chế chuyển tuyến thống nhất từ trên xuống dưới, tạo phần mềm quản lý về y học gia đình….

ThS Nguyễn Văn Dung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, hiện Hà Nội có 76 Phòng khám BSGĐ, trong đó có 67 Phòng khám BSGĐ tại Trạm y tế, phòng khám đa khoa Khu vực của các TTYT; 6 Phòng khám tại một số bệnh viện và chỉ có 3 Phòng khám BSGĐ ngoài công lập.

Phòng khám Bác sỹ gia đình ở Hà Nội: Nhiều khó khăn nhất cần được tháo gỡ - 2

Tại buổi làm việc với SYT Hà Nội nhiều cầu hỏi đã được đặt ra như làm sao để thu hút được đông bệnh nhân tham gia quản lý sức khỏe theo mô hình BSGĐ? Cách thu hút các cán bộ y tế theo học BSGĐ, cơ chế tài chính để phòng khám BSGĐ ngoài công lập tồn tại và phát triển?...Theo ThS Nguyễn Văn Dung, để thu hút và phát triển mô hình Phòng khám BSGĐ ngoài công lập phát triển cần phải có cơ chế thanh toán BHYT thuận tiện, giá dịch vụ phải được tính đúng, tính đủ (như chi phí tư vấn, chi phí đến trực tiếp gia đình người bệnh, chi phí thông tin liên lạc… ), việc chuyển tuyến phải thuận lợi và hiệu quả…

Tại buổi khảo sát và làm việc với Sở Y tế Hà Nội về hoạt động BSGĐ, TS Trần Quý Tường, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đánh giá cao việc thực hiện Đề án thí điểm mô hình BSGĐ của Hà Nội. Sở Y tế Hà Nội đã xây dựng Đề án phát triển mô hình BSGĐ, đồng thời thành lập Ban chỉ đạo thực hiện và xây dựng mô hình BSGĐ. TS Trần Quý Tường cũng ghi nhận những khó khăn và đề xuất của Sở Y tế Hà Nội, đồng thời để nghị Sở Y tế Hà Nội tổ chức sơ kết hoạt động Phòng khám BSGĐ trên toàn thành phố sau 2 năm thí điểm; Đề xuất cơ chế tài chính hợp lý để phát triển mô hình BSGĐ, xây dựng danh mục thuốc BHYT tại Phòng khám BSGĐ… TS Trần Quý Tường cũng cho biết, Bộ Y tế đang chuẩn bị tổ chức Hội nghị Sơ kết đánh giá hoạt động của mô hình BSGĐ, những phản ánh của Sở Y tế Hà Nội và các địa phương khác sẽ được đưa ra thảo luận tại Hội nghị để có những giải pháp hỗ trợ và phát triển mô hình BSGĐ.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Phòng khám Bác sỹ gia đình ở Hà Nội: Nhiều khó khăn nhất cần được tháo gỡ

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO