Phù Đổng Asia nỗ lực đầu tư vào cảng Quốc tế Sao Biển hậu Covid-19

Ngọc Anh 24/07/2020 13:30

Trong bối cảnh cả nước chung tay sản xuất kinh doanh vượt qua đại dịch Covid-19, nhiều nhà đầu tư lớn đang đối diện thách thức ở những dự án ngàn tỷ, và các dự án đầu tư vào Cảng Quốc tế Sao Biển (Bà Rịa- Vũng Tàu) cũng không phải là ngoại lệ.

Tác động của Covid-19 đến cảng biển Việt Nam

Đầu năm 2020 do ảnh hưởng của của đại dịch Covid-19, các cảng Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn đều sụt giảm sản lượng 15% so với cùng kỳ. Các cảng liên doanh thuộc khu vực Cái Mép - Thị Vải, hàng hóa càng không khả quan, mức giảm khoảng 30% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, các dự án đầu tư như Cảng Sài Gòn - Thép Việt, khu dịch vụ công nghiệp Long Sơn, cảng Cái Mép Gemamdept Terminal Link, cảng quốc tế Thị Vải và cảng quốc tế Sao Biển cũng không phải là ngoại lệ.

Cảng Quốc tế Sao Biển (Bà Rịa – Vũng Tàu).

Cục Hàng hải Việt Nam dự báo, trong năm 2020, kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cảng biển sẽ sụt giảm khoảng 40% so với năm 2019. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do nhu cầu chuyên chở các mặt hàng xuất khẩu đi châu Âu, châu Mỹ giảm mạnh, các mặt hàng chủ lực như: may mặc, giày da giảm hơn 50% đơn hàng. Thậm chí, một số chủ hàng nước ngoài còn hủy những đơn hàng đã ký hợp đồng trước đó và chưa có thông báo về kế hoạch ký lại.

Định hướng đầu tư

Với tình hình kinh tế quốc tế và trong nước hiện tại, công suất của các cảng biển đang hoạt động chưa đạt 50% công suất thiết kế và tình trạng này sẽ còn kéo dài phụ thuộc vào mức độ phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19.

Nhất là các quốc gia đang có sản lượng xuất nhập khẩu lớn với Việt Nam như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, châu âu và các quốc gia Asean. Việc giãn tiến độ các dự án đầu tư cảng biển hiện nay của các nhà đầu tư là việc nên thực hiện để ưu tiên duy trì hoạt động kinh doanh hiện hữu đảm bảo tính an toàn và hạn chế rủi ro cho Doanh nghiệp trong và sau đại dịch Covid 19, cũng như phù hợp với công tác phát triển hạ tầng giao thông kết nối trong khu vực. Đồng thời, tập trung phát triển đầu tư, sản xuất các mặt hàng thiết yếu theo yêu cầu của Chính phủ.

Cảng quốc tế Sao Biển là một dự án lớn và chủ lực của Phù Đổng Asia với tổng vốn đầu tư hơn 4.500 tỷ đồng, quy mô diện tích xây dựng trên 68 ha, tại xã Mỹ Xuân, huyện Tân Thành. Với thế mạnh trong việc kinh doanh cung cấp than cho các cụm khu công nghiệp phía nam và hàng hoá rời phục vụ thiết yếu. Công suất thiết kế 9,3 triệu tấn hàng hoá trong năm thì đây là 1 trong những cảng quốc tế lớn phía nam.

Giai đoạn 1 của dự án dự kiến 2,6 triệu tấn tập trung 2 mũi nhọn là cảng than và hàng hoá rời với kế hoạch doanh thu hàng năm trên 300 tỷ kể từ khi vận hành giai đoạn 1 dự kiến vào năm 2023 và doanh thu trên 1.000 tỷ mỗi năm khi hoàn thành giai đoạn 2 dự kiến sau đó 3 năm nữa.

Với định hướng sản xuất kinh doanh trong thời kỳ khắc phục hậu quả sau đại dịch. Trong vai trò đầu tàu của dự án cảng quốc tế lớn của cụm cảng phía nam. Phù Đổng Asia đã có những quyết sách quan trọng thay đổi mô hình sản xuất kinh doanh bảo đảm làm ăn có lãi. Và quan trọng nhất là bảo đảm công ăn việc làm cho tất cả cán bộ công nhân viên công ty cùng nhau chung tay với chỉ đạo của Chính phủ vượt qua đại dịch Covid 19.

Về tình hình kinh doanh, trong năm 2019 Phù Đổng Asia có doanh thu thuần trên 660 tỷ đồng. Tổng tài sản của Phù Đổng Asia đạt gần 600 tỷ đồng.

Mặc dù do sức khai thác kinh doanh trong lĩnh vực cảng biển giao thông quốc tế bị ngưng trệ vô thời hạn, nhưng toàn thể CBCNV công ty đều thể hiện quyết tâm đầu tư cảng quốc tế Sao Biển trở thành một cảng quốc tế đúng tầm khu vực phía nam và đón đầu lượng đầu tư mở rộng không chỉ cho địa phương Bà Rịa -Vũng Tàu nói riêng mà còn định hướng cho việc mở rộng của các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Bình Thuận, TP HCM và các tỉnh miền đông Nam bộ.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Phù Đổng Asia nỗ lực đầu tư vào cảng Quốc tế Sao Biển hậu Covid-19