Mặt trận

Phụ nữ Lào Cai phát huy thế mạnh của địa phương

Ngọc Mai 10/07/2024 09:58

Những năm qua, phụ nữ vùng đồng dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai đã thể hiện rõ vai trò trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch, góp phần tạo việc làm và nâng cao thu nhập tại chỗ.

anh-bai-duoi-ben-phai-trang-4.jpg
Phụ nữ người Tày ở Nghĩa Đô (Lào Cai) nổi tiếng với xôi 7 màu. Nguồn: PNVN.

Tới nay, tỉnh Lào Cai có gần 1.000 câu lạc bộ, đội văn nghệ. Đặc biệt, trong khuôn khổ Dự án số 6 về bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch thuộc Chương trình Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, có gần 20 câu lạc bộ văn nghệ dân gian được thành lập và khoảng 40 đội văn nghệ được hỗ trợ để bảo tồn vốn dân ca, dân vũ truyền thống của dân tộc, phục dựng, xây dựng một số chương trình tiết mục phục vụ các hoạt động du lịch của địa phương. Thành viên của các câu lạc bộ chủ yếu là nữ giới. Chị em tranh thủ thời gian nông nhàn hay buổi tối để cùng nhau tập luyện.

Ở Lào Cai, phụ nữ cũng là lực lượng tham gia chủ yếu vào việc thực hiện các dịch vụ homestay, như nấu nướng phục vụ du khách. Du khách Lào Cai sẽ được thưởng thức những món ăn ngon, mang đậm bản sắc văn hóa của bà con. Ngoài ra, chị em còn khéo léo làm ra các sản phẩm ẩm thực phục vụ nhu cầu mua sắm của du khách như: xôi 7 màu, bánh dày, thịt treo gác bếp, thịt trâu sấy...

Có dịp đến Tả Phìn, du khách sẽ thấy chị em phụ nữ vừa trò chuyện, vừa thêu hoa văn. Hiện nay, có nhiều dự án đầu tư phát triển các hợp tác xã thổ cẩm ở vùng người Dao, chị em phụ nữ tham gia các hợp tác xã và thực hiện các đơn hàng làm đồ khăn, áo hay các đồ lưu niệm khác để cung cấp cho các cửa hàng bán đồ lưu niệm. Phụ nữ người Dao còn có một hệ thống tri thức về cây thuốc tắm. Họ đi lấy cây thuốc tắm và làm thuốc tắm phục vụ du khách khi đến thăm bản hay mua về để sử dụng.

Có thể nói, với việc nắm giữ các di sản văn hóa, phụ nữ vùng đồng bào DTTS ở Lào Cai đã phát huy các di sản văn hóa đó để phục vụ phát triển du lịch. Một số phụ nữ đã trở thành chủ cơ sở Homestay, chủ hợp tác xã và hơn nữa là chủ của một doanh nghiệp. Trong đó có thể kể đến bà San - chủ Homestay ở Nà Khương; bà Sói - chủ Homestay ở Tả Van (Sa Pa); chị Tẩn Tả Mẩy - chủ nhiệm hợp tác xã cộng đồng Dao đỏ, nơi phát triển các loại sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ cây thuốc truyền thống của người Dao; chị Lý Mẩy Chạm và hợp tác xã thổ cẩm ở Tả Phìn; chị Tẩn Thị Su - Giám đốc điều hành một doanh nghiệp xã hội về du lĩnh vực du lịch ở Sa Pa...

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Phụ nữ Lào Cai phát huy thế mạnh của địa phương