Hội nghị biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc vừa diễn ra tại Paris (Pháp), lãnh đạo các nước đã đạt được một thỏa thuận về tăng cường năng lực cho phụ nữ của khu vực châu Á và Thái Bình Dương nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu. Các nước giàu có cần phải nhận thức rằng họ nợ của phụ nữ khu vực này một món nợ lịch sử đó là những tác động xấu của biến đổi khí hậu đã tác động và ảnh hưởng tiêu cực đến phụ nữ.
Nhóm phụ nữ ở xã Hải Dương, Huyện Hương Trà, Thừa Thiên - Huế.
Phụ nữ bị tiếp xúc với nguy cơ gia tăng bởi vì vai trò chính trong công tác chăm sóc và sản xuất nông nghiệp, bên cạnh đó biến đổi khí hậu đang gia tăng gánh nặng của nước sinh hoạt và thực phẩm cho phụ nữ. Phụ nữ cũng là người chịu gánh nặng của việc chăm sóc cho gia đình trong thảm họa, chăm sóc cho các thành viên như trẻ em và người già trong mùa lũ và bão.
Chị Phan Thị Thanh Thủy sống ở xã Hải Dương, Huyện Hương Trà, Thừa Thiên- Huế là một phụ nữ sống ở vùng đất ven biển và những ảnh hưởng về đất cát vùng ven biển đang tác động đến cuộc sống và gia đình chị. Sản xuất lúa đã không cho năng xuất cao bởi độ mặn của đất đang tăng do vậy chị đã phải tìm cách bổ sung để trồng các loại cây khác như trồng dưa hấu. Năm 2015, chị Thủy đã thu hoạch 500 kg dưa hấu, đủ để tăng thêm thu nhập song song cùng với việc trồng lúa. Trồng cây trên đất cát đã trở thành một điều cần thiết cho phụ nữ trong làng Hải Dương, đây cũng là cách phòng ngừa thảm họa. Ngoài ra, chị em phụ nữ ở đây còn tổ chức thu gom rác thải một cách có hệ thống hơn…
Bên cạnh các hoạt động phát triển kinh tế thì việc nâng cao nhận thức và tăng quyền cho chị em phụ nữ cũng được tổ chức hoạt động. Một nhóm phụ nữ đã được trao quyền để tham gia vào đội phản ứng nhanh trong làng, điều mà trong lịch sử chỉ có nam giới mới tham gia nhằm giảm rủi ro thiên tai và đối mặt với bão lũ. Phụ nữ được đào tạo về kỹ thuật cứu hộ và cứu trợ cũng như tham gia vào việc tập dượt cảnh báo bão. Họ đã tự tổ chức thành một tiểu nhóm để tiến hành các hoạt động của riêng mình, chẳng hạn như bắt đầu một phong trào trong cộng đồng của họ được gọi là “Xanh và sạch đường làng”.
“Ngày đầu tiên của việc gia nhập các đội phản ứng nhanh đã có một số lượng nhỏ các phụ nữ khác thì thầm rằng đây là công việc của người đàn ông và những người phụ nữ không bao giờ nên làm điều đó. Nhưng một thời gian sau, khi chúng tôi đã làm sạch đường làng và giúp đỡ cộng đồng trong một thảm họa, tất cả mọi người bắt đầu thay đổi quan điểm và hành vi của họ. Bây giờ những người khác đang nói rằng nó là sự thật, rằng phụ nữ cũng có thể làm những công việc mà trước đây là nam giới đã làm!” - Bà Nguyễn Thị Hòa, xã Hải Dương, đã chia sẻ.