BẢN TIN MẶT TRẬN: Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP Hà Nội chia sẻ kinh nghiệm triển khai hoạt động giám sát, phản biện trên địa bàn
Hà Nội là một trong những đơn vị dẫn đầu cả nước về thực hiện giám sát, phản biện xã hội. Hoạt động giám sát, phản biện xã hội được triển khai chất lượng, các nội dung giám sát được tiếp thu, giải trình, xử lý, góp phần phát huy dân chủ, thể hiện sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền Thủ đô tới hệ thống Mặt trận và đáp ứng nguyện vọng của nhân dân. Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP Hà Nội Nguyễn Lan Hương đã chia sẻ một số kinh nghiệm triển khai hoạt động giám sát, phản biện trên địa bàn.
Bà Nguyễn Lan Hương- Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội.
PV:Những năm gần đây, giám sát, phản biện là một nhiềm vụ còn mới mẻ đối với công tác Mặt trận, chưa kể, việc thực hiện giám sát, phản biện lại có thể “đụng chạm” tới một số cơ quan, ban ngành. Nhưng Hà Nội lại đứng đầu cả nước về số lượng, chất lượng các cuộc giám sát phản biện. Bà có thể cho biết, vì sao Mặt trận Hà Nội có được kết quả này? Bà Nguyễn Lan Hương: Hoạt động giám sát, phản biện góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền có quan hệ chặt chẽ. Giám sát tốt thì phản biện tốt. Phản biện tốt thì giám sát tốt. Phải nói rằng mỗi giai đoạn, nhiệm vụ của Mặt trận lại có những đổi mới, gắn với yêu cầu của thời cuộc. (Xem chi tiết).
Sức sống từ những phong trào mang 'màu sắc' Mặt trận. Công tác Mặt trận ở Nam Định gắn liền với các phong trào xây dựng “Khu dân cư 5 không”, “Xứ họ đạo tiên tiến, gia đình giáo dân gương mẫu”, “Chùa tinh tiến”, “Đẹp xóm làng, đẹp xứ họ, đẹp nhà cửa, đẹp ruộng đồng”... (Xem chi tiết).
Nhiều bức xúc của dân đã được Mặt trận giải quyết. Đó là những đánh giá của ông Nguyễn Thành Trung, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP HCM tại Hội nghị Tổng kết các phong trào thi đua chào mừng Đại hội MTTQ Việt Nam các cấp, nhiệm kỳ 2019 – 2024 do Ủy ban MTTQ Việt Nam TP tổ chức chiều 16/9. (Xem chi tiết).
Giám sát, phản biện xã hội để xây dựng chính quyền vững mạnh. Sau hơn 5 năm triển khai Quyết định 217 và 218 của Bộ Chính trị về giám sát và phản biện xã hội, việc tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền đã được Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bắc Giang triển khai bài bản, nền nếp. Nhiều kiến nghị sau giám sát, sau phản biện của Mặt trận có chất lượng tốt được cấp ủy, chính quyền và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tiếp thu, phản hồi. (Xem chi tiết).
Đắk Lắk: Trao bò giống sinh sản cho 10 hộ nghèo tại huyện Cư M'gar. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đắk Lắk vừa tổ chức trao bò giống sinh sản cho 10 hộ nghèo trên địa bàn buôn Ea Mấp (thị trấn Ea Pốk, huyện Cư M’gar). (Xem chi tiết).
Tốt nghiệp ĐH chính quy có về làm cán bộ không chuyên trách cấp xã? Bà Nguyễn Thị Hồng (Bí thư xã Đại Hiệp, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) cho rằng, với mức phụ cấp như vậy thì liệu rằng chúng ta có tuyển được sinh viên đại học chính quy về xã làm cán bộ không chuyên trách không?. Trong khi đó, quy định mức chuẩn hộ nghèo ngày một nâng lên. (Xem chi tiết).
Lực lượng đặc biệt trong cộng đồng. Ở Gia Lai - người có uy tín được xem như lực lượng đặc biệt trong mỗi cộng đồng dân cư, họ góp phần quan trọng để cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vào đời sống vật chất cũng như tinh thần của đồng bào, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa. (Xem chi tiết).
Hơn 20 năm chung tay xây dựng khối đoàn kết. Hơn 20 năm gắn bó với công tác Mặt trận cơ sở, ông Trương Tấn Lâm (54 tuổi) Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, được người dân, chính quyền các cấp ở đây ghi nhận tinh thần và đóng góp không mệt mỏi... (Xem chi tiết).
Đổi mới công tác dân tộc trong nhiệm kỳ mới. Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của BCH Trung ương Đảng khoá IX về công tác dân tộc, Chương trình hành động của Đại hội MTTQ Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2014-2019, Kết luận số 01/KL-ĐCT ngày 20/8/2015 của Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam về “Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ Việt Nam trong công tác dân tộc”, công tác dân tộc của MTTQ Việt Nam tiếp tục được tăng cường, đổi mới và đạt được những kết quả quan trọng. (Xem chi tiết).
Chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2019-2024 - Đại hội VI: Đại hội đầu tiên được tiến hành từ cơ sở. Đại hội lần thứ VI Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là đại hội đầu tiên của khối đại đoàn kết dân tộc trong thế kỷ XXI. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử MTTQ Việt Nam và cũng là lần đầu tiên kể từ ngày Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam ra đời, Đại hội được tiến hành từ cơ sở đến toàn quốc theo một lịch trình chung, có sự chỉ đạo thống nhất từ Trung ương và sự phối hợp chặt chẽ của chính quyền các cấp. (Xem chi tiết).
Giám sát tốt thì phản biện tốt. Hà Nội được biết đến là đơn vị đầu tiên trên cả nước xây dựng quy chế và tổ chức các hoạt động giám sát và phản biện. Để những hoạt động này đạt chất lượng cần nhiều yếu tố, trong đó, có sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa cấp uỷ, chính quyền với Mặt trận đồng cấp. (Xem chi tiết).