Theo chuyên gia Harry Krejsa, chính các hoạt động ngang ngược của Trung Quốc tại Hoàng Sa-Trường Sa đang đẩy tình hình biển Đông ngày càng trở nên phức tạp, căng thẳng.
Các đại biểu trong nước và quốc tế thảo luận và khẳng định cần tuân theo luật pháp quốc tế.
Trước xu hướng Trung Quốc ngang ngược quân sự hóa trái phép trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam và tình hình diễn biến trên biển Đông ngày càng phức tạp, tại TP.Nha Trang (Khánh Hòa) trường Đại học Phạm Văn Đồng và trường Đại học Nha Trang đồng tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề “Quy chế pháp lý của đảo, đá trong luật quốc tế và thực tiễn Biển Đông”.
Bằng những minh chứng khoa học, lý lẽ thuyết phục, hội thảo thêm một lần nữa khẳng định mạnh mẽ những quy chế pháp lý quốc tế về biển đông và chủ quyền toàn vẹn của Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam.
Không thể chối bỏ luật pháp quốc tế
Dự hội thảo có khoảng 100 đại biểu bao gồm các học giả, nhà nghiên cứu quốc tế và Việt Nam có kiến thức chuyên sâu về luật biển quốc tế và đặc biệt quan tâm đến tình hình biển Đông hiện nay như: GS Carl Thayer, GS Erik Franckx, GS Koichi Sato, TS Timo Kivimaki, TS Amy Searight, Đại sứ Nguyễn Quý Bính, TS Trần Công Trục, PGS Phạm Đăng Phước.
Sau nhiều phiên thảo luận, các đại biểu đồng nhất quan điểm là, mỗi quốc gia đều phải tôn trọng luật pháp quốc tế. Đó là cơ sở khoa học thuyết phục nhất đối với bất cứ tranh chấp nào. Đặc biệt là các tranh chấp trên biển Đông.
Các đại biểu cũng đánh giá và đồng nhận định: Tòa Trọng tài quốc tế ra phán quyết về vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc đó là một phán quyết chuẩn mực, có tính lịch sử, khẳng định sự đúng đắn của các quy tắc pháp lý về biển.
Quy chế pháp lý của các thực thể ở biển Đông theo quy định luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 là không thể chối bỏ được.
Là người có những nghiên cứu sâu sắc về biển Đông, nhà khoa học quân sự Shekhar Dutt, Cựu Phó cố vấn An ninh Quốc gia, Cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ấn Độ khẳng định: Yêu sách hay những hành động ngang ngược của Trung Quốc trên biển Đông là thực tế và phán quyết ngày 12/7 của Tòa thường trực cũng là thực tế.
Đối chiếu hai thực tế này với nhau cho thấy các yêu sách của Trung Quốc đi ngược lại tinh thần hòa bình quốc tế, bị lên án mạnh mẽ. Hoạt động của Trung Quốc ngày càng trở nên hung hãn và xem thường luật pháp quốc tế. Đó là điều không thể chấp nhận được.
Tại nhiều nước trên thế giới như Ấn Độ, Trung Quốc còn mưu đồ cho người đến viết chữ lên các phiến đá, đảo đá đó là chủ quyền của Trung Quốc.
“Sự ngang ngược ấy quên đi rằng chủ quyền dù là phiến đá của mỗi quốc gia đã được minh chứng bằng lịch sử, các tư liệu và quy chế pháp lý. Những hành động của Trung Quốc xâm hại đến đá, đảo của nhiều nước, đi ngược lại với xu thế phát triển hòa bình, ổn định của thế giới không phải là cục bộ tự phát mà được thực hiện có chủ đích vào những thời điểm chiến lược”.
Nhiều đại biểu quốc tế cũng khẳng định, Liên minh châu Âu đã nêu rõ quan điểm của mình rằng, một giải pháp dài hạn cho tranh chấp giữa các bên ở biển Đông cần phải được tìm kiếm thông qua đối thoại và đàm phán dựa trên luật pháp quốc tế.
GS Jeong Gad Yong, chuyên gia nghiên cứu quân sự biển của Hàn Quốc cũng đưa ra các luận chứng được hầu hết các nhà khoa học đồng thuận rằng:
Các tranh chấp chủ quyền trên biển diễn ra ở một số quốc gia như Trung Quốc, Việt Nam, Philipspin, Đà Loan… chủ yếu xoay quanh cấu trúc về đảo, đảo nhỏ, đá, bãi đá. Các quốc gia đều đưa ra tuyên bố về chủ quyền theo ý riêng của mình khiến cho khu vực có khả năng xảy ra xung đột cao nhất.
Để tránh xung đột đó, không còn cách nào khác là dùng luật pháp quốc tế dựa trên những cứ liệu lịch sử của mỗi quốc gia để phán quyết, phân xử. Giải quyết tranh chấp bằng tòa án và trọng tài được coi là các biện pháp pháp lý sáng suốt.
Với các tranh chấp biển, các tòa án và trọng tài quốc tế hiện nay có Tòa Công lý quốc tế ICJ, Tòa án luật biển ITLOS và các trọng tài vụ việc bao gồm cả Tòa được thành lập theo Phụ lục VII và Phụ lục VIII của Công ước Luật Biển 1982.
Các tòa này sẽ dựa vào tài liệu khoa học, sự công tâm để đưa ra các kết luận. Nhiều nước ngông cuồng tuyên bố chủ quyền của mình nhưng đã không được công nhận.
Ví dụ như những tuyên bố của Trung Quốc trong đường chín đoạn là không đúng với công ước quốc tế, vượt qua giới hạn về khu vực hàng hải của Trung Quốc. Vậy nên đường chín đoạn của Trung Quốc là bất hợp và và trái với luật pháp quốc tế.
Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam
Sau khi thảo luận về các vấn đề an ninh, tranh chấp trên biển, phân định biển, phân tích các khía cách về dấu tích chủ quyền từ các đảo, đá, bãi đá cộng thêm với các hình ảnh sinh động, các tài liệu quý hiếm về chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ Hoàng Sa-Trương Sa, các đại biểu đều khẳng định chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam.
Nhà khoa học về an ninh Harry Krejsa, chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc thuộc Trung tâm an ninh Hoa Kỳ nhận định: Từ các mình chứng, các tư liệu lịch sử đã cho thấy Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam.
Thay vì xây dựng một khu vực an toàn và cởi mở hơn trong hòa hợp thì Trung Quốc lại đang tìm cách biến nhiều vùng biển, đảo thành của riêng mình. Bằng cách xây dựng các đảo nhân tạo, Bắc Kinh đang muốn mở rộng tầm ảnh hướng chiến lược (hay là những chính sách vô lý).
Hải cảnh của Trung Quốc cũng đang là mối đe dọa của tàu cá, tàu cảnh sát biển của nhiều quốc gia khác trong đó có Việt Nam.
Chính các hoạt động ngang ngược của Trung Quốc tại Hoàng Sa-Trường Sa đang đẩy tình hình biển Đông ngày càng trở nên phức tạp, căng thẳng.
Những nhận định sắc bén của ông Harry Krejsa được hầu hết đại biểu ủng hộ.
Để các quốc gia, nhất là trong khu vực Châu Á đều có quyền hợp tác trong hòa bình, ổn định, PSG Trần Nam Tiến (Trường ĐH Quốc gia TP HCM) đưa ra một số gợi mở từ tham luận của mình rằng, Philippines đã khởi kiện Trung Quốc lên Tòa trọng tài tập trung vào bốn điểm chính là: Tuyên bố đường lưỡi bò của Trung Quốc không có giá trị; Trung Quốc xây các công trình trên bãi đá, bãi mềm, bãi cạn xâm hại đến thềm lục địa Philippines; những hành vi của Trung Quốc xâm lấn đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Philippines; việc Trung Quốc chiếm giữ các đảo san hô của Philippines.
Với kết quả phán quyết của tòa quốc tế, các nước trong khu vực có yêu sách chủ quyền ở biển Đông có thể tham khảo kinh nghiệm của Philippines để khởi kiện về quy chế pháp lý của các đảo mà các quốc gia này viện dẫn về chủ quyền. Phán quyết của tòa trọng tài cũng đã tạo thêm động lực cho các quốc gia nhỏ và vừa trong khu vực có chuyển biến trong chính sách và động thái đối ngoại.
Phán quyết đó cũng có tính tích cực trong việc phổ quát nhận thức về tầm quan trọng của luật pháp quốc tế và ý thức tôn trọng các quyết định pháp lý.
Đây sẽ là tín hiệu tốt cho ASEAN trong việc thể hiện tiếng nói chung trong các vấn đề an ninh khu vực. Đặc biết, đối với Việt Nam sẽ có những tiếng nói và quyết tâm mạnh mẽ trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của mình.
PGS Phạm Đăng Phước. PGS Phạm Đăng Phước, đồng Trưởng Ban Tổ chức hội thảo: Trung Quốc tạo ra bầu không khí căng thẳng, xói mòn niềm tin: Đây là một hội thảo qan trọng, diễn ra trong bối cảnh tình hình Biển Đông tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, việc Trung Quốc trong thời gian qua tiếp tục gia tăng các hành động đơn phương, đẩy nhanh quá trình quân sự hóa ở khu vực Biển Đông đã gây quan ngại sâu sắc cho các nước trong khu vực cũng như cộng đồng quốc tế, dấy lên những tiếng nói phản đối của không chỉ của chính giới, truyền thông mà còn của nhiều học giả quốc tế. Song bên cạnh đó, việc Tòa trọng tài vụ kiện biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc ngày 12/7 vừa qua đã ra phán quyết cuối cùng, mang tính ràng buộc các bên trong vụ kiện cũng đã mang đến những cơ hội và hy vọng mới cho việc giải quyết vấn đề tranh chấp ở khu vực Biển Đông. Từ lâu, vấn đề quy chế pháp lý của đảo, đá theo luật quốc tế, đặc biệt là việc giải thích và áp dụng Điều 121 của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (Công ước 1982) đã là một trong những chủ đề thu hút được sự quan tâm và nghiên cứu của không chỉ giới luật gia quốc tế mà còn cả những người nghiên cứu chính trị quốc tế cũng như các chuyên gia trong lĩnh vực tự nhiên, hàng hải. Việc nghiên cứu, làm rõ vấn đề quy chế pháp lý trên biển có ý nghĩa hơn trong trong bối cảnh khu vực Biển Đông, nơi tồn tại không chỉ các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa mà còn có sự giải thích khác nhau về quy chế pháp lý của các đối tượng tranh chấp này. Biển Đông không chỉ là không gian sinh tồn của các quốc gia trong khu vực mà còn là một trong những tuyến giao thông đường biển lớn nhất, hàng năm có tới 5 nghìn tỉ USD hàng hoá thương mại được vận chuyển qua đây. Do đó, việc duy trì hòa bình, ổn định, tự do hàng hải, hàng không ở khu vực Biển Đông không chỉ có ý nghĩa đối với các quốc gia trong khu vực mà còn đối với cả khu vực Châu Á- Thái Bình Dương và thế giới. Thời gian qua, việc Trung Quốc tiến hành bồi đắp quy mô lớn, xây dựng các đảo nhân tạo và đẩy mạnh hoạt động quân sự hoá trên các đảo nhân tạo đã tạo ra một bầu không khí căng thẳng trong khu vực, làm xói mòn lòng tin, đe dọa nghiêm trọng đến hoà bình, ổn định, an ninh và tự do hàng hải, hàng không ở khu vực. Chúng ta cần đưa ra tiếng nói chung buộc Trung Quốc phải tuân thủ luật pháp quốc tế. GS Erik Franckx. GS Erik Franckx, thành viên Toà thường trực PCA, Trưởng Khoa Luật Quốc tế và Châu Âu, Đại học Vrije, Vương quốc Bỉ: Định hướng khuôn khổ pháp lý trong đàm phán với Trung Quốc: Rõ ràng, Trung Quốc đang rất hung hăng và không muốn tuân theo những khung pháp lý đã được quốc tế công nhận. Đó là điều tồi tệ, không phù hợp với xu thế phát triển văn minh và tri thức. Chủ quyền Việt Nam đã được minh chứng rõ ràng. Trung Quốc luôn tự cho rằng có quyền không chấp nhận các phán quyết quốc tế, dựa trên nền tảng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 là không không phù hợp với quy chế hoạt động của một nước là thành viên của Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc. Mặc dù Trung Quốc có tự tách mình ra nhưng các phán quyết của tòa quốc tế cũng đã có hiệu ứng tốt, đã tạo ra khuôn khổ pháp lý để đàm phán giữa các nước liên quan. Ngoài ra, khi đó các nước khác ít nhất cũng sẽ biết phán quyết của toà là gì, để dễ dàng hơn trong việc đối phó về mặt pháp lý với Trung Quốc. Tuy nhiên để đi đến và đạt được những kết quả như mong muốn từ những chứng cứ, tư liệu rõ ràng thì cần có thêm nhiều biện pháp pháp lý khách nữa. Một trong những cơ sở pháp lý vững chắc đó là những luận chứng rõ ràng về chủ quyền đá, đảo trên biển Đông. TS Trần Công Trục. TS Trần Công Trục: Hoan ngênh các phán quyết có lợi chung: Việt Nam chúng ta hoan nghênh các phán quyết có lợi chung và đảm bảo công bằng. Chúng ta hoan ngênh và đánh giá cao phán quyết của Tòa trọng tài không phải vì phán quyết này có lợi cho một quốc gia nào. Cũng không phải là có thể lợi dụng nó phục vụ cho động cơ chính trị, nhằm thỏa mãn cảm xúc thắng thua, cắn xé lẫn nhau trong cuộc cạnh tranh quyền lực khốc liệt đang diễn ra trong phạm vi khu vực và thế giới. Cái chính là chúng ta xem phán quyết này là thắng lợi chung của công lý và tất cả phải có trách nhiệm sử dụng nó như là công cụ hữu ích để giữ gìn hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển vì sự tồn tại của nhân loại. |