Không chỉ được biết đến như một trường phái võ cổ truyền của Nhật, tại cuộc hội thảo diễn ra ngày hôm nay, 17/3, Judo còn biết đến như là một trong những liệu pháp hữu hiệu nâng cao sức khoẻ con người.
Chụp ảnh kỷ niệm với Ngài Konishi Keiichirou
và Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên.
Theo trình bày của Ngài Masakaru Hagiwara, Phó Chủ tịch Hiệp hội nhà trị liệu pháp Judo Nhật Bản, Pháp nhân Hiệp hội công ích, liệu pháp Judo là phương pháp điều trị đối với phần bị tổn thương khi các ngoại lực tác động vào cơ thể do các nguyên nhân cấp tính, bán cấp tính của các mô mềm nằm bao quanh xương, cơ và khớp (là những phần cấu tạo nên hệ vận động).
Đây là liệu pháp được truyền lại thông qua đạo văn võ cổ truyền, là phương pháp trị liệu không xâm lấn đối với các chứng gẫy xương, trật khớp, bong gân, bầm tím, bầm dập. Mục đích của liệu pháp là thúc đẩy khả năng tự phục hồi, làm phục hồi chức năng sớm.
Cốt lõi của phương pháp nâng cao sức khoẻ bằng liệu pháp Judo là trị liệu nguyên nhân đối với các tổn thương ở xương khớp. Liệu pháp có thể được diễn tiến theo các phương pháp nắn chỉnh (bằng tay đưa xương bị gãy hoặc khớp bị trật vào vị trí ban đầu), phương pháp cố định (băng bó, bó bột, nẹp…) và phương pháp sau trị liệu (massage bằng tay, ép nén, vận động kéo dãn, luyện tập và vật lý trị liệu bằng đèn nhiệt hoặc nguồn lạnh, tia sáng…).
Ngài Konishi Keiichirou phát biểu tại cuộc hội thảo.
Phát biểu tại cuộc hội thảo, Ngài Konishi Keiichirou, Giám đốc Quỹ Công nghệ Y khoa quốc tế Nhật Bản cho biết: Việc luyện tập này không chỉ giúp phục hồi tổn thương mà còn giúp duy trì, cải thiện chức năng toàn thân.
Đây là một trong những cơ hội tốt khi mà ở Việt Nam đang diễn ra tiến trình già hoá dân số nhanh nhất châu Á rất cần khuyến khích người trẻ tập thể thao suốt đời, người già từ độ tuổi trung niên có thói quen làm việc vừa phải và vận động nhẹ.
Ông cho hay, tại Nhật Bản, hiện có hơn 100 nghìn người tham gia việc truyền bá liệu pháp này.