Văn hóa

Thăm làng nghề mây tre đan hơn 100 năm tuổi

Đình Minh 01/11/2024 11:15

Trải qua hơn 100 năm tồn tại và phát triển, sức sống của làng nghề mây tre Hoằng Thịnh (Thanh Hóa) vẫn bền bỉ với thời gian, giúp người dân có nguồn thu nhập ổn định, kinh tế địa phương phát triển.

img_20241030_134331-cabe72e73e6714c7945df1bf5e2e3888.jpg
Theo lãnh đạo UBND xã Hoằng Thịnh (huyện Hoằng Hóa) cho biết, nghề mây tre đan ở địa phương xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX, vào thời nhà Nguyễn. Những năm bao cấp, phần lớn các mặt hàng đan lát của xã xuất sang thị trường Đông Âu. Ảnh: Đình Minh.
Để làm ra các sản phẩm mây tre đan, nguyên liệu chủ yếu được sử dụng là nứa, vàu, mây, sẵn có ở trong tỉnh. Kỹ thuật của nghề đan lát này không mấy phức tạp nên ai cũng làm được. Vả lại, làm được bao nhiêu xe ô tô về chở đi hết bấy nhiêu, lại có tiền ngay, thu nhập so với làm nông nghiệp cao hơn nhiều nên bà con phấn khởi. Có thời điểm làm không kịp. Trong làng ngoài xã không khí vui như hội.
Để có được sản phẩm như ý, người làm nghề phải rất kỹ lưỡng từ khâu chọn nguyên liệu đến kỹ thuật chế biến. Theo các 'thợ' lành nghề, nguyên liệu để làm ra các sản phẩm mây tre đan chủ yếu là nứa, vàu, mây, tre sẵn có ở trong tỉnh. Ảnh: Đình Minh.
img_20241030_134358.jpg
Công đoạn được đánh giá công phu nhất là khâu phơi sấy và chẻ mây. Lý do là bởi, nếu sấy nhiều khói quá sẽ đỏ, ít khói quá cũng bị đỏ; khi phơi gặp mưa thì sợi mây mất vẻ đẹp, nắng quá thì mất vẻ tươi. Sợi mây chưa khô tới thì nước da bị úa, mà khô kiệt thì mất vẻ óng mềm. Chẻ mây cũng cần có tay nghề cao và sự khéo léo, nếu không dễ bị sợi dày, sợi mỏng, sản phẩm sẽ không thành. Ảnh: Đình Minh.
img_20241030_134337.jpg
Để theo nghề này, đòi hỏi người đan lát phải chịu khó tích lũy kinh nghiệm và thực sự yêu nghề. Ở Hoằng Thịnh, do đây là nghề truyền thống nên người dân có sự bền bỉ và tinh xảo cao hơn ở nơi khác. Nhờ vậy, từng công đoạn sản xuất được chăm chút, tỉ mỉ hơn, từ đó, có được nhiều sản phẩm mây tre đan đẹp, bền và lạ mắt. Ảnh: Đình Minh.
img_20241030_134345.jpg
Bà Hoàng Thị Sơn, chủ một cơ sở mây tre đan tại thôn Thịnh Hòa (xã Hoằng Thịnh) cho biết: Cho đến nay, bà đã theo nghề đan lát này được 30 năm. Dù trải qua rất nhiều khó khăn, vất vả nhưng chưa bao giờ bà có suy nghĩ bỏ nghề truyền thống. Ảnh: Đình Minh.
img_20241030_134335.jpg
'Giai đoạn năm 1990, các nước Đông Âu khủng hoảng, bà con lao đao vì mất thị trường. Trong thời gian đó, nhiều hộ bỏ hẳn nghề mây tre đan truyền thống, chuyển hướng làm ăn. Đến nay, tuy số hộ theo nghề có giảm nhưng đa phần các hộ dân đều sống được với nghề', bà Sơn cho biết. Ảnh: Đình Minh.
img_20241030_134355.jpg
Cũng theo bà Sơn, các sản phẩm mây tre đan ở Hoằng Thịnh nổi tiếng với độ bền, tính thẩm mỹ cao và sự linh hoạt trong sử dụng. Đây không chỉ là những vật dụng thông thường mà còn là những tác phẩm nghệ thuật, thể hiện sự tinh tế và tinh hoa của người làm nghề. Ảnh: Đình Minh.
img_20241030_134348.jpg
Công việc làm mây tre đan không chỉ giữ gìn và phát triển nghề truyền thống mà còn tạo ra cơ hội cho người lao động có thu nhập và việc làm ổn định. Ngoài ra, làng nghề còn là điểm đến hấp dẫn của du khách, giúp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng và góp phần vào sự phát triển bền vững của kinh tế địa phương. Ảnh: Đình Minh.
Theo UBND xã Hoằng Thịnh: Hiện nay, trên địa bàn xã có trên 1.500 hộ dân tham gia sản xuất các mặt hàng mây tre đan. Đây không chỉ là nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình mà còn góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương. Ảnh: Đình Minh
Con số thống kê của UBND xã Hoằng Thịnh cho thấy: Hiện nay, trên địa bàn xã có trên 1.500 hộ dân tham gia sản xuất các mặt hàng mây tre đan với thu nhập bình quân từ 4 - 7 triệu đồng/người/tháng. Từ năm 1999 đến nay, các mặt hàng như rổ, rá, sọt đựng hoa quả của làng nghề được cung cấp cho các thị trường như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Ðài Loan (Trung Quốc), Trung Quốc với số lượng lớn. Đây không chỉ là nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình mà còn góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương. Ảnh: Đình Minh.
img_20241030_134400.jpg
Trải qua hơn 100 năm tồn tại và phát triển, sức sống của làng nghề mây tre đan vẫn rất mạnh mẽ và lan tỏa khắp các thôn làng của xã Hoằng Thịnh. Mỗi một sản phẩm làm ra chứa đựng tâm hồn qua bàn tay nhuốm màu nắng gió của già trẻ, trai gái xã Hoằng Thịnh ngày đêm chẻ lạt, đan mây làm vang xa mãi tên tuổi của làng nghề truyền thống trên quê hương. Ảnh: Đình Minh.
(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Thăm làng nghề mây tre đan hơn 100 năm tuổi