Tham quan ở đâu khi về Nam Định cổ vũ SEA Games 31?

DUY HƯNG 07/05/2022 17:15

Như Đại Đoàn Kết Onlnie đã thông tin, tại kỳ SEA Games 31, Ban tổ chức phân công tỉnh Nam Định đăng cai tổ chức các trận thi đấu bóng đá nam, Bảng B trên sân vận động Thiên Trường, gồm các đội tuyển Thái Lan, Malaysia, Singapore, Lào và Campuchia.

Những ngày qua, rất đông thành viên Ban tổ chức, khách mời, các đoàn vận động viên (VĐV), huấn luyện viên (HLV), trọng tài, cổ động viên bóng đá trong nước và quốc tế đã về Nam Định để tham dự sự kiện trên.

Theo bà Nguyễn Thị Tâm, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định, đây là cơ hội để Nam Định quảng bá về đất và người địa phương.

“Tỉnh sẽ tạo những điều kiện tốt nhất để các đoàn thể thao và người hâm mộ bóng đá trong và ngoài nước được tham quan, tìm hiểu các di sản văn hóa vật thể, những điểm đến du lịch đặc sắc ở địa phương cũng như biết đến, được thưởng thức văn hóa ẩm thực riêng có của Nam Định”, bà Nguyễn Thị Tâm cho biết.

Đại Đoàn Kết Online tổng hợp, giới thiệu một số hình ảnh về đất và người Nam Định, trong đó có nhiều di tích, điểm tham quan nổi tiếng ở tỉnh nằm ở trung tâm vùng nam sông Hồng này:

Nam Định là quê hương, nơi phát tích của Vương triều Trần với chiến công ba lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông ở thế kỷ thứ 13. Ngày nay ở Nam Định có một không gian văn hóa thời Trần rộng lớn, với dày đặc những di tích lịch sử, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng cùng sự đậm đặc trong tâm thức dân gian. Trong ảnh: Quần thể Khu di tích lịch sử, văn hóa đặc biệt Đền Trần-Chùa Tháp (phường Lộc Vượng, TP Nam Định), cách sân vận động Thiên Trường chỉ vài km.
Hiện tại, dự án xây dựng Khu trung tâm Lễ hội Đền Trần-Chùa Tháp đang được tỉnh Nam Định triển khai xây dựng, với số vốn đầu tư gần 800 tỷ đồng. Khi dự án hoàn thành đây sẽ là điểm tham quan, tìm hiểu lịch sử, văn hóa thời Trần hấp dẫn ở tỉnh Nam Định. Trong ảnh: Mô hình Khu trung tâm Lễ hội Đền Trần-Chùa Tháp.
Hiện tại, dự án xây dựng Khu trung tâm Lễ hội Đền Trần-Chùa Tháp đang được tỉnh Nam Định triển khai xây dựng, với số vốn đầu tư gần 800 tỷ đồng. Khi dự án hoàn thành, đây sẽ là điểm tham quan, tìm hiểu lịch sử, văn hóa thời Trần hấp dẫn ở tỉnh Nam Định. Trong ảnh: Mô hình Khu trung tâm Lễ hội Đền Trần-Chùa Tháp.
Tượng đài Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo ở trung tâm TP Nam Định.
Tượng đài Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo ở trung tâm TP Nam Định.
TP Nam Định là trung tâm tỉnh lỵ tỉnh Nam Định. Thành phố còn có các tên gọi thân mật khác là Thành Nam, Thành phố Dệt. Đến năm 2022, Thành Nam đã trải qua 760 năm lịch sử hình thành (vào thời Trần thành phố được biết đến là Phủ Thiên Trường); hơn 100 năm trở thành thành phố theo Nghị định của Toàn quyền Đông Dương năm 1921 (là một trong những thành phố đầu tiên được người Pháp thành lập trên toàn cõi và là một trong ba thành phố đầu tiên được lập ở Bắc Bộ). Trong ảnh: TP Nam Định ngày nay.
TP Nam Định là trung tâm tỉnh lỵ tỉnh Nam Định. Thành phố còn có các tên gọi thân mật khác là Thành Nam, Thành phố Dệt. Đến năm 2022, Thành Nam đã trải qua 760 năm lịch sử hình thành (vào thời Trần thành phố được biết đến là Phủ Thiên Trường); hơn 100 năm trở thành thành phố theo Nghị định của Toàn quyền Đông Dương năm 1921 (là một trong những thành phố đầu tiên được người Pháp thành lập trên toàn cõi và là một trong ba thành phố đầu tiên được lập ở Bắc Bộ). Trong ảnh: TP Nam Định ngày nay.
Trong lòng Thành Nam hiện còn lưu giữ nhiều nét cổ kính của một đô thị có lịch sử, văn hóa lâu đời, với nhiều công trình tôn giáo, tín ngưỡng, bảo tàng; các khu phố cổ, phố cũ. Trong ảnh: Một trong những phố “Hàng” ở Thành Nam.
Trong lòng Thành Nam hiện còn lưu giữ nhiều nét cổ kính của một đô thị có lịch sử, văn hóa lâu đời, với nhiều công trình tôn giáo, tín ngưỡng, bảo tàng; các khu phố cổ, phố cũ. Trong ảnh: Một trong những phố “Hàng” ở Thành Nam.
Cột cờ Nam Định.
Cột cờ Nam Định.
Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ tỉnh Nam Định.
Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ tỉnh Nam Định.
Là thành phố do người Pháp quy hoạch, thành lập, ngày nay Thành Nam vẫn còn rất nhiều công trình được xây dựng theo kiến trúc nổi tiếng của Pháp. Trong ảnh: Trường THPT Nguyễn Khuyến, xưa là Trường Sainthomas (Xanh Tô-ma, xây dựng năm từ 1924)
Là thành phố do người Pháp quy hoạch, thành lập, ngày nay Thành Nam vẫn còn rất nhiều công trình được xây dựng theo kiến trúc nổi tiếng của Pháp. Trong ảnh: Trường THPT Nguyễn Khuyến, xưa là Trường Sainthomas (Xanh Tô-ma, xây dựng năm từ 1924)
Nam Định cũng được biết đến với là cái nôi của ngành công nghiệp dệt Việt Nam, nơi có Nhà máy Dệt Nam Định nổi tiếng. Trong ảnh: Bảo tàng ngành Dệt may Việt Nam, thiết kế theo kiến trúc đặc trưng của Pháp, nằm trên đường Hoàng Hoa Thám, TP Nam Định.
Nam Định cũng được biết đến với là cái nôi của ngành công nghiệp dệt Việt Nam, nơi có Nhà máy Dệt Nam Định nổi tiếng. Trong ảnh: Bảo tàng ngành Dệt may Việt Nam, thiết kế theo kiến trúc đặc trưng của Pháp, nằm trên đường Hoàng Hoa Thám, TP Nam Định.
Trong công cuộc đổi mới, TP Nam Định đang ngày càng có thêm nhiều công trình hiện đại. Trong ảnh: Khách sạn Nam Cường, Sân vận động Thiên Trường, Cung thể thao Nam Định, Đại lộ Thiên Trường…
Trong công cuộc đổi mới, TP Nam Định đang ngày càng có thêm nhiều công trình hiện đại. Trong ảnh: Khách sạn Nam Cường, Sân vận động Thiên Trường, Cung thể thao Nam Định, Đại lộ Thiên Trường…
Thành Nam cũng là đô thị có nhiều hồ nước, to đẹp. Trong ảnh: Hồ Công viên Vị Xuyên, nơi đặt mộ thi sỹ Tú Xương. Đầu thế kỷ 20 ông nổi tiếng là nhà thơ có giọng thơ trào phúng sắc sảo, sâu cay, quyết liệt. Thi sỹ quê Thành Nam được nhiều người biết đến là tác giải bài thơ “Thương vợ”. Người Nam Định có câu nói cửa miệng “Ăn chuối ngự, đọc thơ Tú Xương”.
Thành Nam cũng là đô thị có nhiều hồ nước, to đẹp. Trong ảnh: Hồ Công viên Vị Xuyên, nơi đặt mộ thi sỹ Tú Xương. Đầu thế kỷ XX, ông nổi tiếng là nhà thơ có giọng thơ trào phúng sắc sảo, sâu cay, quyết liệt. Thi sỹ quê Thành Nam được nhiều người biết đến là tác giải bài thơ “Thương vợ”. Người Nam Định có câu nói cửa miệng “Ăn chuối ngự, đọc thơ Tú Xương”.
Mộ thi sỹ Tú Xương trong Công viên Hồ Vị Xuyên (TP Nam Định)
Mộ thi sỹ Tú Xương trong Công viên Hồ Vị Xuyên (TP Nam Định)
Nam Định từ xưa đến nay đều nổi tiếng là “đất học”, thời nào cũng có nhiều người học giỏi, đỗ đạt, thành tài. Trong ảnh: Cổng trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP Nam Định). Đây vốn là trường Thành Chung, do người Pháp thành lập năm 1920. Liên tục từ nhiều năm nay, học sinh của trường THPT chuyên Lê Hồng Phong luôn được “xướng danh”, chiếm “bảng vàng” trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế.
Nam Định từ xưa đến nay đều nổi tiếng là “đất học”, thời nào cũng có nhiều người học giỏi, đỗ đạt, thành tài. Trong ảnh: Cổng Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP Nam Định). Đây vốn là Trường Thành Chung, do người Pháp thành lập năm 1920. Liên tục từ nhiều năm nay, học sinh của Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong luôn được “xướng danh”, chiếm “bảng vàng” trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế.
Nam Định cũng được biết đến là Trung tâm của tín ngưỡng thờ Mẫu. Trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 400 điểm thực hành tín ngưỡng này. Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt đã được UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Trong ảnh: Quần thể di tích lịch sử văn hóa Phủ Dầy (xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định). Lễ hội Phủ Dầy được tổ chức vào tháng 3 Âm lịch hằng năm.
Nam Định cũng được biết đến là trung tâm của tín ngưỡng thờ Mẫu. Trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 400 điểm thực hành tín ngưỡng này. Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt đã được UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Trong ảnh: Quần thể di tích lịch sử văn hóa Phủ Dầy (xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định). Lễ hội Phủ Dầy được tổ chức vào tháng 3 Âm lịch hằng năm.
Nam Định là quê hương của nhiều nhà hoạt động cách mạng; nhiều lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Trong ảnh: Nhà Lưu niệm Cố Tổng bí thư Trường Chinh (làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường); Nhà lưu niệm nhà cách mạng Lê Đức Thọ (xã Nam Vân, ngoại thành TP Nam Định).
Nam Định là quê hương của nhiều nhà hoạt động cách mạng; nhiều lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Trong ảnh: Nhà Lưu niệm Cố Tổng bí thư Trường Chinh (làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường); Nhà lưu niệm nhà cách mạng Lê Đức Thọ (xã Nam Vân, ngoại thành TP Nam Định).
Nam Định còn được biết đến là tỉnh thuần nhất về dân tộc nhưng đa dạng về tôn giáo. Trong đó, Phật giáo có hơn 800 chùa; Công giáo có Giáo phận Bùi Chu (nằm trọn trong 6 huyện phía nam sông Đào của tỉnh), một phần Giáo phận Hà Nội. Toàn tỉnh có hơn 660 nhà thờ xứ, nhà thờ họ. Rất nhiều ngôi thánh đường trong số này được xây dựng đồ sộ về quy mô, kỳ công, tinh xảo về kiến trúc. Trong ảnh: Tượng Phật tại Trung tâm Trúc lâm Thiên Trường-Nam Định; Đền Thánh Kiên Lao (xã Xuân Tiến, huyện Xuân Trường).
Nam Định còn được biết đến là tỉnh thuần nhất về dân tộc nhưng đa dạng về tôn giáo. Trong đó, Phật giáo có hơn 800 chùa; Công giáo có Giáo phận Bùi Chu (nằm trọn trong 6 huyện phía nam sông Đào của tỉnh), một phần Giáo phận Hà Nội. Toàn tỉnh có hơn 660 nhà thờ xứ, nhà thờ họ. Rất nhiều ngôi thánh đường trong số này được xây dựng đồ sộ về quy mô, kỳ công, tinh xảo về kiến trúc. Trong ảnh: Tượng Phật tại Trung tâm Trúc lâm Thiên Trường-Nam Định; Đền Thánh Kiên Lao (xã Xuân Tiến, huyện Xuân Trường).
Nam Định cũng là nơi có Vườn quốc gia Xuân Thủy nổi tiếng, nơi có hệ sinh thái đặc trưng của của rừng ngập mặn ven biển. Vườn nằm cạnh cửa Ba Lạt, nơi con sông Hồng chảy về với biển, thuộc địa bàn huyện Giao Thủy. Cả vùng lõi và vùng đệm của Vườn rộng tới hơn 14.000 ha, tương đương diện tích một huyện đồng bằng. Vườn quốc gia Xuân Thủy đã tham gia Công ước Ramsar từ năm 1989; đã được UNESCO công nhận là vùng lõi số 1 của Khu dự trữ sinh quyển vùng châu thổ sông Hồng. Đây được xem như một “ga chim”, nơi thường xuyên đón những đàn chim từ phương Bắc bay về, dừng chân trong hành trình tránh rét. Đây cũng là nơi có loài Sếu đầu đỏ quý hiếm, có tên trong danh “sách đỏ” cần bảo vệ. Trong ảnh: Đặc trưng ở Vườn là bạt ngàn màu xanh của cây sú vẹt.
Nam Định cũng là nơi có Vườn quốc gia Xuân Thủy nổi tiếng, nơi có hệ sinh thái đặc trưng của của rừng ngập mặn ven biển. Vườn nằm cạnh cửa Ba Lạt, nơi con sông Hồng chảy về với biển, thuộc địa bàn huyện Giao Thủy. Cả vùng lõi và vùng đệm của Vườn rộng tới hơn 14.000 ha, tương đương diện tích một huyện đồng bằng. Vườn quốc gia Xuân Thủy đã tham gia Công ước Ramsar từ năm 1989; đã được UNESCO công nhận là vùng lõi số 1 của Khu dự trữ sinh quyển vùng châu thổ sông Hồng. Đây được xem như một “ga chim”, nơi thường xuyên đón những đàn chim từ phương Bắc bay về, dừng chân trong hành trình tránh rét. Đây cũng là nơi có loài Sếu đầu đỏ quý hiếm, có tên trong danh “sách đỏ” cần bảo vệ. Trong ảnh: Đặc trưng ở Vườn là bạt ngàn màu xanh của cây sú vẹt.
Nam Định còn được biết đến là tỉnh có vùng nông thôn trù phú. Đến nay tất cả các huyện trong tỉnh đều đã đạt chuẩn huyện Nông thôn mới, giao thông đi lại thuận tiện. Nơi đây có nhiều làng nghề, làng học nổi tiếng. Nông thôn, nông dân, ngư dân, diêm dân Nam Định đã và đang cung cấp cho xã hội nhiều sản phẩm thiết thực như gạo, các loại thủy hải sản, muối, nước mắm…Trong ảnh: Nông thôn Nam Định ngày nay; Làng nghề ươm tơ Cổ Chất (xã Phương Định, huyện Trực Ninh); Làng làm nước mắm Sa Châu (xã Giao Châu, huyện Giao Thủy).
Nam Định còn được biết đến là tỉnh có vùng nông thôn trù phú. Đến nay tất cả các huyện trong tỉnh đều đã đạt chuẩn huyện Nông thôn mới, giao thông đi lại thuận tiện. Nơi đây có nhiều làng nghề, làng học nổi tiếng. Nông thôn, nông dân, ngư dân, diêm dân Nam Định đã và đang cung cấp cho xã hội nhiều sản phẩm thiết thực như gạo, các loại thủy hải sản, muối, nước mắm…Trong ảnh: Nông thôn Nam Định ngày nay; Làng nghề ươm tơ Cổ Chất (xã Phương Định, huyện Trực Ninh); Làng làm nước mắm Sa Châu (xã Giao Châu, huyện Giao Thủy).
Nhiều làng quê ngoại thành TP Nam Định là những làng hoa, cây cảnh nổi tiếng. Trong ảnh: Làng hoa, cây cảnh Vị Khê (xã Điền Xá, huyện Nam Trực).
Nhiều làng quê ngoại thành TP Nam Định là những làng hoa, cây cảnh nổi tiếng. Trong ảnh: Làng hoa, cây cảnh Vị Khê (xã Điền Xá, huyện Nam Trực).
Từ nhiều đời nay, làng quê Nam Định đã sản sinh, lưu giữ nhiều sinh hoạt cộng đồng đặc sắc. Trong ảnh: Phiên chợ Viềng Nam Định.
Từ nhiều đời nay, làng quê Nam Định đã sản sinh, lưu giữ nhiều sinh hoạt cộng đồng đặc sắc. Trong ảnh: Phiên chợ Viềng Nam Định.
Ở Nam Định lâu nay có một bảo tàng mang tên “Bảo tàng đồng quê” (xã Giao Thịnh, huyện Giao Thủy), là nơi trưng bày, lưu giữ những hiện vật phản ánh “hồn cốt” đời sống nông nghiệp, nông dân, nông thôn miền Bắc Việt Nam từ xa xưa.
Ở Nam Định lâu nay có một bảo tàng mang tên “Bảo tàng đồng quê” (xã Giao Thịnh, huyện Giao Thủy), là nơi trưng bày, lưu giữ những hiện vật phản ánh “hồn cốt” đời sống nông nghiệp, nông dân, nông thôn miền Bắc Việt Nam từ xa xưa.
Ngoài rất nhiều các điểm tham quan, di tích lịch sử, văn hóa, Nam Định còn có một nền văn hóa ẩm thực phong phú, đa dạng, đặc trưng, riêng có. Trong ảnh: Phở bò Nam Định, bánh khúc, xôi kê, bánh cuốn… là những món ẩm thực đường phố, bình dân rất phổ biến ở Nam Định.
Ngoài rất nhiều các điểm tham quan, di tích lịch sử, văn hóa, Nam Định còn có một nền văn hóa ẩm thực phong phú, đa dạng, đặc trưng, riêng có. Trong ảnh: Phở bò Nam Định, bánh khúc, xôi kê, bánh cuốn… là những món ẩm thực đường phố, bình dân rất phổ biến ở Nam Định.
(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Tham quan ở đâu khi về Nam Định cổ vũ SEA Games 31?