Tháp Eiffel toạ lạc thủ đô Paris (Pháp) đã tăng thêm 6 mét chiều cao sau khi phần đỉnh được gắn thêm một ăng-ten radio kỹ thuật số mới.
Tháp Eiffel, hay có tên gọi khác là "Bà Đầm Sắt" có chiều cao sau khi xây dựng là 330 mét, nó từng giữ kỷ lục là công trình nhân tạo cao nhất thế giới trong 4 thập kỉ. Sau đó đã bị tòa nhà Chrysler ở Thành phố New York chiếm ngôi vào năm 1929.
Trực thăng đưa ăng ten DAB + (âm thanh kỹ thuật số) gắn lên đỉnh tháp Eiffel hôm 15/3, nâng chiều cao tổng cộng của tháp lên 330 mét. Hình ảnh truyền hình trực tiếp cho thấy trực thăng hạ ăng-ten xuống chân đế trên đỉnh tháp, nơi công nhân lắp đặt nó trong vòng chưa đầy 10 phút.
Công trình, do Kiến trúc sư Gustave Eiffel thiết kế vào cuối thế kỷ 19, từng vượt qua Đài tưởng niệm Washington để trở thành công trình nhân tạo cao nhất thế giới suốt 4 thập kỷ, cho đến khi Tòa nhà Chrysler ở Thành phố New York, Mỹ được xây dựng năm 1929.
Vào cuối thế kỷ 19, hơn 700 mẫu đã được gửi tới tham dự cuộc thi thiết kế để xây dựng biểu tượng của Paris, và mẫu của Kiến trúc sư Eiffel đã được lựa chọn, với sự đồng thuận rất cao. Hoàng tử xứ Wales (sau đó là vua Edward VII của Anh) đã tới dự lễ khánh thành năm 1889.
Sau khi hoàn thành, tháp Eiffel ở Paris đã chính thức vượt qua Đài tưởng niệm Washington để trở thành công trình cao nhất thế giới do con người xây lên lúc bấy giờ. Công trình của Gustave Eiffel cũng nắm giữ danh hiệu này trong suốt 4 thập kỷ cho đến khi bị Tòa nhà Chrysler ở thành phố New York (Mỹ) "soán ngôi" vào năm 1929.
Tháp Eiffel nặng 7.000 tấn, được ghép lại từ hai phần riêng biệt. Phần móng được dựng trên 4 cột trụ, còn tòa tháp hình búp măng thon nhọn đứng trên phần nền vững chắc.
Trong hơn 100 năm qua, ngoài là một công trình biểu tượng thu hút khách du lịch, tháp Eiffel còn được sử dụng để truyền phát sóng và chiều cao của tòa tháp đã thay đổi nhiều lần khi các anten cũ được thay thế.