Thời gian gần đây, hàng nghìn người dân đang sinh sống tại khu vực thị xã Sầm Sơn (Thanh Hóa) đang rất lo lắng, hoang mang trước việc Tỉnh ủy Thanh Hoá vừa chỉ đạo thị xã Sầm Sơn nhanh chóng giải phóng mặt bằng toàn bộ khu vực bãi biển từ phường Quảng Cư đến chân đền Độc Cước (phường Trường Sơn) để bàn giao cho Cty CP Tập đoàn FLC (FLC) quy hoạch, đầu tư nâng cấp bãi biển toàn diện. Đại đa số người dân đều cho rằng, việc nâng cấp bãi biển Sầm Sơn theo hướng hiện đại là cần thiết. Tuy nhiên khi p
Hàng nghìn lao động sẽ mất nguồn sinh kế khi dự án cải tạo bãi biển Sầm sơn đi vào hoạt động
Tối hậu thư!
Được biết, vào đầu tháng 9.2015, Tập đoàn FLC có văn bản gửi UBND tỉnh Thanh Hoá xin chủ trương lập quy hoạch không gian ven biển đường Hồ Xuân Hương, thị xã Sầm Sơn. Theo tờ trình này, FLC sẽ quy hoạch lại toàn bộ bãi biển Sầm Sơn từ khu vực xã Quảng Cư đến chân đền Độc Cước, thuộc phường Trường Sơn, theo hướng bãi tắm hiện đại, thân thiện. Vốn đầu tư hoàn chỉnh là trên 221 tỉ đồng.
Đến đầu tháng 10.2015, Thường trực Tỉnh uỷ đã chấp thuận chủ trương giao cho FLC lập quy hoạch không gian ven biển đường Hồ Xuân Hương, Thị xã Sầm Sơn. Thường trực Tỉnh uỷ tỉnh Thanh Hóa cũng ra một “tối hậu thư” cho lãnh đạo thị xã Sầm Sơn phải khẩn trương giải phóng mặt bằng toàn bộ khu vực bãi biển phía đông đường Hồ Xuân Hương (dài khoảng 3,5km) xong trước ngày 30/10. “Đến thời hạn này, nếu chưa hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng thì các đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ Thị uỷ và cá nhân đồng chí Bí thư Thị uỷ Sầm Sơn phải chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ Tỉnh uỷ”. Đồng thời, Tỉnh ủy tỉnh Thanh Hóa cũng lưu ý thị xã Sầm Sơn và tập đoàn FLC cần có phương án giải quyết việc làm, ưu tiên cho lực lượng lao động đang làm việc tại 51 ki ốt dọc bãi biển Sầm Sơn. Ngoài ra, Tập đoàn FLC khi thực hiện quy hoạch phải đảm bảo không ảnh hưởng đến việc tắm biển của du khách và phải quy hoạch được bến đậu thuyền bè cho ngư dân.
Nỗi lo mất nguồn sinh kế
Ngay sau khi thông về dự án quy hoạch và cải tạo toàn diện bãi biển Sầm Sơn được công bố rộng rãi, nhiều người dân đã không dấu được sự lo lắng, hoang mang của mình, đặc biệt là đối với khoảng hơn 3 nghìn nhân khẩu sống dựa vào nghề đi lộng và khoảng 7 nghìn người sống nhờ vào việc kinh doanh tại 51 ki ốt ven biển lâu nay. Bởi lẽ, nếu cứ theo đúng thuyết trình quy hoạch của phía nhà đầu tư FLC thì toàn bộ 4 bến thuyền, với khoảng 700 thuyền, mảng sẽ phải di dời ra khỏi vùng quy hoạch và bãi biển không còn chỗ cho các hộ làm kinh doanh ăn uống như trước đây.
Gặp chúng tôi khi đang phụ chồng vá lại mấy tay lưới, chị Cao Thị Dung – sinh sống tại phường Trường Sơn không dấu được sự lo lắng xen lẫn bức xúc của mình, cho cho biết: Gia đình chị có 8 nhân khẩu, không nghề phụ, kinh tế hết sức khó khăn. Mọi chi phí sinh hoạt hàng ngày đều chỉ nhìn vào những chuyến đi đánh bắt ven bờ của chồng. Nếu bến thuyền buộc phải di dời về phía cửa sông Mã hay về phía cống sông Đơ thì không chỉ riêng gia đình chị mà nhiều bạn nghề khác sẽ phải bỏ nghề biển. “Tôi có nghe phong thanh là sẽ chuyển bến thuyền này về phía cửa sông Mã nhưng nếu làm như vậy là là bất hợp lý và họ không hiểu về đặc thù vùng biển nơi đây! Từ đây đến đó phải đi xa hơn 7km, trong khi đó, vùng cửa sông lại có doi cát nhô ra, gây khó khăn cho việc vào ra bến, phía cống sông Đơ thì quá nhỏ để có thể chứa được hơn 700 phương tiện của bà con…. Tôi mong nhà nước sẽ giữ lại các bến thuyền, vì chúng tôi đều nghĩ, đây cũng là một sản phẩm của du lịch biển!” – Chị Dung bày tỏ mong muốn.
Cùng chung tâm trạng lo lắng mất đi nguồn sinh kế khi dự án khả thi, chủ ki ốt số 7, đường Hồ Xuân Hương cho biết: “Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ chủ trương cải tạo, nâng cấp lại bãi biển theo hướng hiện đại hơn, để xứng tầm với vị thế của Sầm Sơn. Tuy nhiên, cũng cần phải tính phương án hỗ trợ địa điểm kinh doanh, việc làm mới cho những hộ kinh doanh như chúng tôi. Không ruộng, không nghề phụ… nếu sắp tới không thể kinh doanh thì chúng tôi cũng chưa biết làm gì để mưu sinh.”
Trước những lo âu của bà con tại thị xã Sầm Sơn chúng tôi đã có buổi trao đổi với ông Võ Mạnh Sơn – Phó Bí thư Thị ủy thị xã Sầm Sơn. Ông Sơn cho biết: Hiện tại phía tỉnh cũng chưa chính thức phê duyệt quy hoạch cụ thể đề án của FLC và phía FLC cũng chưa công bố quy hoạch chính thức. Tuy nhiên đây sẽ là dự án lớn, mang tính “cách mạng” đối với Sầm Sơn.
Để giải quyết vấn đề việc làm cho hơn 10 lao động trong khu vực bị ảnh hưởng bởi dự án, tỉnh đã giao cho phía FLC tính toán phương án giải quyết việc làm cho người dân. Tái bố trí lại các ki ốt dọc theo bờ sông Đơ và vùng cửa sông Mã. Tuy nhiên, đến thời điểm này, phía FLC cũng chưa cam kết sẽ giải quyết được bao nhiêu việc làm cho người dân. “Theo tôi thấy, nếu có cố gắng lắm thì cũng chỉ giải quyết được một phần nhu cầu việc làm, phần còn lại là phải chuyển đổi nghề nghiệp. Thế nhưng, với người dân biển thì việc thay đổi nghề nghiệp là rất khó!”- ông Sơn trăn trở.
Có thể thấy, mặc dù đến thời điểm này, tỉnh Thanh Hóa vẫn chưa đặt bút ký kết quyết định phê duyệt đề án quy hoạch chi tiết dự án đầu tư, cải tạo bãi biển cho phía FLC. Nhưng với thông báo thông báo kết luận của Thường trực Tỉnh ủy Thanh Hóa ngày 2.10.2015, có thể thấy gần như chắc chắn Thanh Hóa đã đồng ý để đề án đi vào thực tế. Ngoài nỗi lo cơn áo của hàng nghìn con người nằm trong vùng bị ảnh hưởng bởi dự án phải đối mặt, dư luận xứ Thanh còn một nỗi lo khác lớn hơn, đó là: Với đặc thù khí hậu, địa chất của bãi biển Sầm Sơn, liệu nhà đầu tư có giữ có làm cho Sầm Sơn đẹp hơn trong tương lai hay sẽ phá hỏng đi những vẻ đẹp vốn có thị xã biển này?!