Sự gia tăng đề khángkháng sinh cho thấy nhu cầu cấp bách cần có những giải pháp điều trị mới vàkháng sinh mới. Đội ngũ bác sĩ đang phải đối mặt với thách thức lâm sàng ngàycàng tăng do tình trạng đề kháng kháng sinh tại bệnh viện và trong cộng đồng.
Ngày nay, nhiều lọai kháng sinh mạnh đã mất tính hiệu quả dosự tiến hóa của vi khuẩn đa kháng thuốc.Đây là chủ đề được quan tâm sâu sắc tại buổi hội thảo "Tiếp cận mớitrong điều trị nhiễm khuẩn ổ bụng và da mô mềm” do Văn phòng Đại diện Pfizer(Thailand) Limited tổ chức gần đây tại TP. HCM, thu hút sự tham dự của cácchuyên gia y tế đầu ngành trên cả nước.
Nhiều kháng sinh đã được sử dụng thành công trước đây trongđiều trị nhiễm khuẩn nặng. Tuy nhiên, do thuốc kháng sinh được sử dụng rộng rãitừ những năm giữa thế kỷ thứ 20 đến nay, cùng với việc lạm dụng và sử dụng saikháng sinh đã dẫn đến việc xuất hiện nhiều vi khuẩn mới có khả năng đề khángkháng sinh. Đề kháng kháng sinh có thể làm giảm hiệu quả thuốc kháng sinh và gia tăng tỉ lệ bệnh tật và tửvong ở bệnh nhân.
Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), đề kháng kháng sinh là mốiđe dọa đang gia tăng nghiêm trọng tới mức báo động, gây ảnh hưởng đến sức khỏecộng đồng trên toàn cầu. Điều này đòi hỏi sự phối hơp thống nhất giữa các cơquan quản lý và tòan xã hội. Trong báo cáo gần đây, WHO đã kêu gọi sự quan tâmvề mức đô gia tăng vấn nạn kháng khuẩn.Đề kháng kháng sinh đã lan ra toàn cầu, "vấn đề trở nên nghiêm trọng và đe dọa những thành tựu y học hiện đại”.
Tại Việt Nam, tốc độ gia tăng đề kháng kháng sinh đã tănglên trong những năm qua như một hệ quả của mức thu nhập và tuổi thọ của ngườidân tăng lên, tỉ lệ tử vong ở trẻ em giảm, và người dân được tiếp cận nhiều hơnvới hệ thống chăm sóc sức khỏe. Trong Chính sách Quốc gia về Thuốc năm 1996, BộY Tế đã nhận định: " Thuốc kháng sinh có vai trò rất quan trọng trong điều trị,vì vậy chấn chỉnh việc kê đơn và sử dụng kháng sinh, xác định tính kháng khángsinh của một số vi khuẩn gây bệnh, tạo điều kiện để các cơ sở điều trị có khảnăng làm kháng sinh đồ là rất cần thiết”.Nhận định này vẫn còn nguyên giá trị trong năm 2014.
Tại hội thảo, GS. Philippe Montravers, Trưởng khoa Gây Mê vàHồi sức Ngọai, Bệnh viện Đại học Bichat-Claude Bernar, Paris,Pháp, cho biết: "Do bệnh nhiễm khuẩn nặngđang là mối lo ngại ngày càng gia tăng trên tòan cầu và tại Việt Nam, những nỗlực chống nhiễm khuẩn ngày càng gặp nhiều khó khăn hơn. Vì vậy, cần có thuốcđiều trị mới cũng như cần có những chương trình hội thảo tập huấn cho cácchuyên gia y tế về việc sử dụng kháng sinh có trách nhiệm, giúp bệnh nhân nhậnthức được tầm quan trọng của việc dùng kháng sinh đủ liều”.
GS. BS. Lê Quang Nghĩa, Chủ Tịch Hội Phẫu Thuật Tiêu HóaTPHCM nhận định: " Nỗ lực hợp tác là điềucần thiết nhằm nâng cao nhận thức về đề kháng kháng sinh. Chúng tôi hoan nghênh giải pháp điều trị mới,rất cần thiết và hữu hiệu để giải quyết mối lo ngại về sức khỏe cộng đồng liênquan đến đề kháng kháng sinh.”