Ngày 14/7, TP HCM ghi nhận điểm khác lạ tại các khu chế xuất – khu công nghiệp trên địa bàn thành phố. Lượng công nhân đến nhà máy, xí nghiệp giảm không ít vì khá nhiều nhà máy, xí nghiệp tạm ngưng hoạt động.
Tại khu vực Công ty Tại khu vực Công ty TNHH Pouyuen Việt Nam “đóng đô” (quận Bình Tân), người dân không còn thấy cảnh công nhân tấp nập đi làm vào mỗi buổi sáng. Lý do, doanh nghiệp này quyết định cho hơn 56.000 lao động tạm nghỉ việc vì công ty không đáp ứng được yêu cầu, nếu sản xuất thì phải lo cho công dân sinh hoạt và làm việc tại nhà máy.
Tương tự, Khu chế xuất Tân Thuận (Quận 7) cũng vắng vẻ hẳn so với những ngày trước đây. Công nhân không tự đi xe các nhân mà được doanh nghiệp tổ chức đưa đón đến nhà máy.
Bên cạnh đó có một số doanh nghiệp ngưng hoạt động hoặc doanh nghiệp thực hiện phương châm 3 tại chỗ (ăn uống tại chỗ , nghỉ ngơi tại chỗ và làm việc tại chỗ) của thành phố.
Liên quan đến tình hình dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và an toàn sức khỏe cho người lao động, Ban Quản lý Các khu chế xuấtt – khu công nghiệp (Hepza) đã có thông báo tới các doanh nghiệp trong khu.
Cụ thể, doanh nghiệp khi có ca nghi nhiễm Covid-19 phải tuyệt đối tuân thủ các yêu cầu về phòng chống dịch, phải tạm ngưng sản xuất. Doanh nghiệp chỉ được sản xuất trở lại sau khi có ý kiến chấp thuận của cơ quan thẩm quyền kiểm tra an toàn phòng chống dịch theo quy định.
Đối với các doanh nghiệp đã đăng ký với Hepza “vừa sản xuất, vừa lưu trú tại chỗ”, sẽ tiếp tục hoạt động, phải thực hiện theo kế hoạch đăng ký, bảo đảm kiểm soát không cho người ra vào khỏi doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp đã đăng ký làm việc “3 tại chỗ” (sản xuất tại chỗ, ăn uống tại chỗ, nghỉ ngơi tại chỗ) đáp ứng các yêu cầu về an toàn cho người lao động bên trong nhà máy tại Khu chế xuất Tân Thuận, hoặc thuê chỗ ở tập trung bên ngoài khu chế xuất.
Ngày 13/7, ngành y tế TP HCM ghi nhận hơn 400 ca nhiễm tại 50 công ty trong Khu chế xuất Tân Thuận (quận 7), hơn 750 ca nhiễm ở Khu công nghệ cao (TP Thủ Đức).
Theo Sở Y tế thành phố, dịch đã xâm nhập hầu hết khu công nghiệp ở thành phố. Hiện nay, nhiều nhà máy phát hiện hàng chục ca Covid-19 đã bị phong toả, dừng sản xuất.
Nhằm hạn chế tình trạng lây lan của dịch bệnh, cùng ngày, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP HCM chỉ đọa Sở Y tế thành phố thẩm định điều kiện phòng chống dịch tại các doanh nghiệp trong khu.
Trường hợp doanh nghiệp nào không đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh, không thực hiện 3 tại chỗ thì ngưng sản xuất từ 0h ngày 15/7. TP HCM chỉ cho phép doanh nghiệp hoạt động khi bảo đảm vừa sản xuất, vừa cách ly người lao động tại chỗ với phương châm “3 tại chỗ”.
Thứ hai, bảo đảm phương châm “1 cung đường - 2 địa điểm”. Nghĩa là chỉ duy nhất 1 cung đường vận chuyển tập trung công nhân từ nơi sản xuất đến nơi ở của công nhân và ngược lại. Lãnh đạo thành phố yêu cầu thực hiện xét nghiệm đối với công nhân định kỳ 7 ngày/lần, chi phí xét nghiệm do DN tự chi trả.
Lãnh đạo UBND TP HCM khẳng định, khi truy vết các ca nhiễm là công nhân ở doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao có mối liên hệ với nơi ở của công nhân đang phân tán rộng khắp địa bàn. Từ đó, dẫn đến nguy cơ rất cao lây nhiễm từ nơi ở của công nhân vào nơi sản xuất và ngược lại.