Dựa trên tác phẩm kinh điển Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du,“Dự án nàng K...”của Viện Goethe vừa cho ra mắt hàng loạt các hoạt động văn hóa với sự thamgia của các nghệ sĩ trong nước và quốctế.Hoạt động đã mang đến những trải nghiệm hoàn toàn mới cho khán giả về nhân vật nàng Kiều.
Một cảnh trong vở diễn nàng Kiều của đạo diễn Amélie Niermeyer.
Nàng Kiều “4 trong 1”
Theo đó, Dự án nàng K... gồm chuỗi các hoạt động hội thảo như đọc lại Truyện Kiều; Triển lãm Nàng K… của nghệ sỹ Franca Bartholomi; cuộc thi sáng tác câu chuyện hình ảnh và chương trình chiếu phim...đặc biệt dự án sân khấu thử nghiệm Nàng Kiều.Với 4 tác phẩm bằng 4 cách tiếp cận mới mẻ của 4 đạo diễn là Amélie Niermeyer(Đức), HồngVân (TPHCM), Trần Lực (Hà Nội) và Bùi Như Lai (Hà Nội) nàng Kiều đã được tiếp cận theo những hướng riêng, không chỉ khẳng định những giá trị của tác phẩm văn học mà còn tạo được sợi dây nối quá khứ với những vấn đề hiện hữu trong xã hội hiện đại.
Ở đó, nàng Kiều của đạo diễn Trần Lực xoay quanh mối quan hệ giữa Kiều với Từ Hải và Kiều báo ân báo oán với Sở Khanh. Thông qua phong cách kịch ước lệ biểu hiện, đạo diễn đã mang đến cho khán giả một góc nhìn mới về thân phận và khao khát vươn tới sự bình đẳng của người phụ nữ. Qua đó bộc lộ sự trưởng thành, mạnh mẽ của Kiều cũng như cách nàng làm chủ cuộc đời mình…
Còn với nàng Kiều của đạo diễn Bùi Như Lai lại là một vở diễn hoàn toàn không có cốt truyện với sự xuất hiện của hai nàng Kiều - một truyền thống, một hiện đại. Cả hai cùng xuất hiện cạnh nhau, quấn quýt vào nhau rồi lại tách rời, bị đọa đày, giày xéo trên bối cảnh là rất nhiều dây thừng, bàn ghế, âm loa và nhiều người đàn ông vây quanh họ.Để rồi những định kiến,trói buộc người phụ nữ từ khi họ sinh ra…
Mang một màu sắc “liêu trai” vở “Ngẫm Kiều” của đạo diễn Hồng Vân (kịch bản: Lê QuốcNam) được thể hiện theo lối nhạc kịch truyền thống gồm người dẫn chuyện đọc những câu thơ và nhân vật minh họa cho lời thơ đó. Vở diễn khai thác mối quan hệ giữa Thúy Kiều, Đạm Tiên và Hoạn Thư trong các phân cảnh Kiều gặp Đạm Tiên và Kiều báo ân báo oán HoạnThư. Thúy Kiều trong vở kịch hiện lên đa chiều, cô trả thù những kẻ đã hãm hại mình và có những toan tính, thù hận riêng qua hình tượng Hoạn Thư và Đạm Tiên cũng như bản ngã của Thúy Kiều về tình yêu và sự buông bỏ,tha thứ.
Lấy bối cảnh hiện đại, đạo diễn Amélie Niermeyerlại mang đến cho khán giả một nàng Kiều ở “thời đại mới”. Câu chuyện được đặt trong mối tình tay ba giữa Thúy Kiều, Thúc Sinh và Hoạn Thư. Điểm đặc biệt là đạo diễn mang đến một nàng Kiều không còn đau buồn, bi kịch, bế tắc. Vở kịch có ba nhân vật gồm một người vợ hiện đại, một anh chồng không chung thủy và cô nàng cặp bồ với anh ta. Họ gặp nhau tại quán ăn, cùng bàn luận về Kiều. Khi góc nhìn hiện đại gặp câu chuyện truyền thống, tự nó nảy sinh những xung đột và cuối cùng, người đàn ông ngoại tình hay“Thúc Sinh”là kẻ đáng trách nhất.
Chia sẻ sự kiện, Phó Giám đốc Nhà hát Tuổi Trẻ, NSƯT Nguyễn Sĩ Tiến, điều phối dự án cho trong 3 năm qua, những người thực hiện đã có nhiều cuộc bàn luận về Truyện Kiều, trao đổi về hình thức biểu diễn câu chuyện nàng Kiều trên sân khấu đương đại. Đưa nàng Kiều trở lại thế giới hiện đại để đòi lại sự công bằng cho nàng từ góc nhìn của con người đương đại là mục tiêu của dự án. 4 đạo diễn sân khấu được mời dàn dựng nàng Kiều để có được nhiều góc nhìn đa dạng. Không uổng sự mong đợi, 4 đạo diễn đã có những giải mã rất riêng và vô cùng ấn tượng về nàng Kiều trong 4 tiết mục, mỗi tiết mục kéo dài 20 đến 25 phút.
Trải nghiệm mới mẻ
Không chỉ mang đến cho khán giả những trải nghiệm mới về “Truyện Kiều” trên sân khấu, Dự án nàng K... còn mang đến những góc nhìn mới thông qua các tác phẩm nghệ thuật. Với chuỗi sắp đặt trên tường, gồm các tác phẩm cắt kéo và khắc gỗ trắng - đen của nghệ sĩ ngườiĐức Franca Bartholomi vừa được giới thiệu tại Viện Goethe Hà Nội đã mang đến một nàng Kiều hoàn toàn mới lạ. Lấy chất liệu tranh khắc gỗ là trung tâm, tác giả đã hé mở một không gian tĩnh lặng, mộtthế giới đối lập với bao bộn bề cuồng quay xảy đến trong “Truyện Kiều” và cả trong cuộc sống thường ngày của xã hội đương đại. Dưới những cái tên như Thần thánh, Tại chỗ, Hộp đen, Hoa hướng dương, Thời khắc nửa đêm (Trò chơi với K), Cô gái và quả cầu… khán giả sẽ được chiêm nghiệm, cảm nhận sự hân hoan thơ mộng và có lẽ cũng để khám phá thêm những điều mới mẻ trong câu chuyện về nàng Kiều... Nghệ sĩ Franca Bartholomi chia sẻ, tôi nhận được bản dịch“Truyện Kiều”bằng tiếng Đức cách đây 3 năm. Cầm văn bản trên tay, lập tức tôi có cảm giác nó nói chuyện với mình.Tuy nhiên, đối với những ai vẫn quen thuộc ngôn ngữ súc tích của châu Âu đương đại thì thoạt tiên phải mất chút thời gian làm quen với phong cách “Truyện Kiều”.Đó là kiểu truyện thơ, không tự nhiên và ngôn ngữ giàu ẩn dụ gần như hoa mỹ. Nhưng nội dung của nó thì không. Số phận người phụ nữ khó khăn và nhiều bước ngoặt khó đoán chính là câu chuyện hấp dẫn từ đầu tới cuối...“Tôi nhìn thấy những mâu thuẫn hấp dẫn về mặt nghệ thuật trong “Truyện Kiều”. Đối với nghệ thuật, khi các khái niệm bắt đầu mâu thuẫn nhau chính là thời điểm mà mọi thứ trở nên thú vị. Nó giống như một bức tranh nhiều mảnh ghép của những yếu tố hòa vào nhau, đẩy đến một trạng thái căng thẳng giúp mở rộng tâm trí và làm sắc bén các giác quan” nghệ sĩ Franca Bartholomi chia sẻ.