Rừng Nam Hải Vân trơ trụi là thực tế khó phủ nhận. Bất cứ ai qua lại đoạn đường đèo Hải Vân cũng không khỏi xót xa trước những sườn dốc trơ toàn đất đá, những vệt rừng thông nhiều năm tuổi còn sót lại sau các vụ cháy – đặc biệt là vụ cháy lớn bắt đầu từ trưa và kéo dài đến tận chiều tối ngày 17/8 vừa qua. Ngoài các vụ cháy được đổ lỗi cho nguyên nhân khách quan như người dân vô ý vứt tàn thuốc, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh, nắng nóng phát nổ, gây cháy còn có một nguyên nhân không thể
Rừng Nam Hải Vân trơ trụi. (Ảnh: Dương Thanh Tùng).
Trên con đường đèo Hải Vân dài gần 30 km, bất cứ ai cũng nhận thấy phía Bắc đèo (địa phận Thừa Thiên – Huế) là thảm rừng xanh. Trái ngược với phía Nam đèo (thuộc địa phận TP Đà Nẵng) là những sườn dốc lổn nhổn đá cùng những vạt rừng thông khô quắt còn sót lại trong vụ cháy rừng ngày 17/8/2016…
Ngày 15/11, trao đổi với Đại Đoàn Kết, ông Trương Việt- Chủ tịch UBND phường Hòa Hiệp Bắc cho biết, địa phương này mới chỉ nhận bàn giao 1600 ha rừng Nam Hải Vân từ Kiểm lâm Liên Chiểu từ tháng 9/2014. Tổng diện tích 3.400 ha rừng Nam Hải Vân trước đến nay đều do Kiểm lâm quận Liên Chiểu quản lý.
Gần đây, 3 bầy đàn với ít nhất 70 cá thể Voọc chà vá chân nâu đặc biệt quý hiếm đã xuất hiện tại khu rừng phía Bắc đèo Hải Vân. Việc Voọc chà vá chân nâu (còn gọi là Voọc ngũ sắc, “nữ hoàng của các loài linh trưởng”) trở lại kiếm ăn ở rừng Bắc Hải Vân là tín hiệu tích cực, minh chứng cho sự hồi sinh hệ sinh thái, đa dạng sinh học trên tổng diện tích 10.500 ha rừng Bắc Hải Vân. Cùng với tin vui là nỗi lo của những người có trách nhiệm.
Ông Trần Văn Lộc, Giám đốc BQL rừng phòng hộ Bắc Hải Vân chia sẻ, lo lắng nhất là bảo vệ cho bằng được các cá thể của 3 bầy đàn Voọc chà vá chân nâu khỏi nạn săn bắn trộm. Lực lượng của BQL rừng phòng hộ Bắc Hải Vân chỉ có 15 người. Sau khi thông tin Voọc chà vá chân nâu xuất hiện tại khu vực rừng giáp ranh Đà Nẵng được công bố, BQL rừng phòng hộ Bắc Hải Vân phải hợp đồng thêm 2 nhân sự nữa nhằm phục vụ công việc tuần tra, kiểm soát.
Tuy nhiên, tình trạng săn bắn trộm loài linh trưởng đặc biệt qúy hiếm này rất dễ xảy ra bởi nơi kiếm ăn, sinh hoạt theo tập tính của 3 bầy đàn Voọc nói trên tiếp giáp với diện tích rừng phía Nam đã trơ trụi của Đà Nẵng.
Trong cuộc trao đổi, ông Trương Việt phấn khởi trước việc Voọc chà vá chân nâu trở lại rừng Hải Vân. Tuy nhiên, ông Việt cũng cho biết 1.600 ha rừng mà phường Hòa Hiệp Bắc được Kiểm lâm Liên Chiểu bàn giao từ tháng 9-2014 chỉ có 600 ha rừng sản xuất còn lại là đất khác, đã nghèo kiệt. 1800 ha rừng còn lại ở Nam Hải Vân vẫn do Kiểm Lâm Liên Chiểu quản lý.
Voọc chà vá chân nâu tại khu vực rừng phòng hộ Bắc Hải Vân
tiếp giáp với Đà Nẵng. (Ảnh: Dương Thanh Tùng).
Nguyên nhân của hiện trạng rừng Nam Hải Vân và Bắc Hải Vân (một bên phục hồi xanh tốt Voọc chà vá chân nâu quay trở về sinh sống, một bên trơ trụi, toàn cây bụi khô quắt), được ông Trương Việt giải thích xuất phát từ nguyên nhân khách quan. Sau năm 1975 rừng Nam Hải Vân được quản lý bởi BQL rừng cấm Quốc gia Hải Vân. Ban này sau đổi tên thành BQL rừng đặc dụng Nam Hải Vân. Đến năm 2005, BQL rừng đặc dụng giải thể, sáp nhập với Kiểm lâm quận Liên Chiểu. Chủ của 3.400 ha rừng Nam Hải Vân từ trước đến nay là Kiểm lâm.
Rừng Nam Hải Vân trơ trụi là thực tế khó phủ nhận. Bất cứ ai qua lại đoạn đường đèo Hải Vân cũng không khỏi xót xa trước những sườn dốc trơ toàn đất đá, những vệt rừng thông nhiều năm tuổi còn sót lại sau các vụ cháy – đặc biệt là vụ cháy lớn bắt đầu từ trưa và kéo dài đến tận chiều tối ngày 17/8 vừa qua.
Ngoài các vụ cháy được đổ lỗi cho nguyên nhân khách quan như người dân vô ý vứt tàn thuốc, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh nắng nóng phát nổ, gây cháy; một nguyên nhân không thể không đề cập đến đó là vai trò quản lý của cơ quan có trách nhiệm. Đơn cử, dưới chân phía Nam con đèo nhiều năm trước là cánh rừng thông ngút ngàn được đặt tên là “rừng cây ơn Bác”. Rừng thông nói trên không hiểu vì lý do gì, bị chặt hạ và đến nay thì gần như xóa sổ.
Có thể nói rằng sinh kế của người dân thuộc các khu vực dân cư 2 phường Hòa Hiệp Bắc, Hòa Hiệp Nam, quận Liên chiểu, TP Đà Nẵng hàng chục năm qua đã khiến phần lớn diện tích rừng Nam Hải Vân trở nên trơ trụi. Ngoài các hộ dân buôn bán làm ăn trên đỉnh đèo và dọc con đường đèo, ông Trương Việt, Chủ tịch UBND phường Hòa Hiệp Bắc cho biết, có 200 hộ dân của phường trồng rừng sản xuất ở Nam đèo Hải Vân. Rừng keo lá tràm cứ đến chu kỳ lại được khai thác, thực bì lại bị đốt để trồng mới, khiến đất ngày càng nghèo kiệt, trụi trơ.