Tu bổ di tích phải có giấy phép

Hạ Huyền 18/07/2016 10:00

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 61/2016/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh giám định cổ vật và hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh. Trong đó, những quy định về điều kiện về hành nghề tu bổ di tích lâu nay vẫn là mối quan tâm của cộng đồng.

Tu bổ di tích phải có giấy phép

Trùng tu di tích tại Hội An.

Theo nội dung Nghị định mới, điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu bổ di tích nêu rõ: Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu bổ di tích (Giấy chứng nhận hành nghề) được cấp cho tổ chức khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định đối với từng trường hợp cụ thể.

Cụ thể, để được cấp Giấy chứng nhận hành nghề lập quy hoạch tu bổ di tích, tổ chức phải đáp ứng điều kiện: Được thành lập theo quy định của pháp luật; có đủ điều kiện hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng theo quy định pháp luật về xây dựng; có ít nhất 2 người được cấp Chứng chỉ hành nghề lập quy hoạch tu bổ di tích.

Để được cấp Giấy chứng nhận hành nghề lập dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích, tổ chức phải đáp ứng điều kiện: Được thành lập theo quy định của pháp luật; có đủ điều kiện hành nghề thiết kế xây dựng theo quy định pháp luật về xây dựng; có ít nhất 3 người được cấp Chứng chỉ hành nghề lập dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích.

Tổ chức được cấp Giấy chứng nhận hành nghề thi công tu bổ di tích phải đáp ứng điều kiện: Được thành lập theo quy định của pháp luật; có đủ điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng theo quy định pháp luật về xây dựng; có ít nhất 3 người được cấp Chứng chỉ hành nghề thi công tu bổ di tích.

Tổ chức được cấp Giấy chứng nhận hành nghề tư vấn giám sát thi công tu bổ di tích phải được thành lập theo quy định của pháp luật; có đủ điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi giám sát thi công xây dựng công trình theo quy định pháp luật về xây dựng; có ít nhất 2 người được cấp Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công tu bổ di tích.

Như vậy, trong khi chưa có những qui định chuẩn về đào tạo nguồn nhân lực chính qui cho công tác bảo tồn, trùng tu di tích thì Nghị định 61/2016/NĐ-CP đang được hi vọng góp phần “siết” lại sự tùy tiện trong trùng tu, tôn tạo di tích bấy lâu nay.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Tu bổ di tích phải có giấy phép