Trong khuôn khổ sự kiện Mekong Connect 2020 diễn ra tại TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp ngày 21/12, trao đổi về chủ đề “Chuyển đổi số và liên kết chuỗi trong nông nghiệp” nhiều chuyên gia cho rằng, chuyển đổi số trong nông nghiệp phải bắt đầu từ nông dân và chuyển đổi số trong từng mét đất.
Việc áp dụng các công nghệ số trong nông nghiệp đã tăng lên với tốc độ nhanh chóng, thay đổi cách nông dân quản lý cây trồng, vật nuôi của họ. Bằng việc sử dụng ngày càng nhiều các công nghệ số, nông nghiệp đang dần chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hiện đại. Chuyển đổi số mang đến những giá trị mới và bền vững cho sản xuất nông nghiệp.
Nông nghiệp được xem là lĩnh vực nền tảng của Đồng Tháp, do đó Đồng Tháp đã ưu tiên lựa chọn lĩnh vực này để chuyển đổi số đầu tiên, tiếp đến sẽ là các lĩnh vực chính quyền số và kinh tế số. Đồng Tháp là một trong những tỉnh đi đầu về chuyển đổi số trong nông nghiệp nhiều mô hình hội quán nông nghiệp lập ra để giúp người nông dân tiếp cận gần hơn với công nghệ và áp dụng kỹ thuật số vào nông nghiệp, không để họ bị bỏ rơi bởi cuộc cách mạng nghiệp 4.0.
Nhiều mô hình áp dụng máy bay trong người lái, thu gom rơm bằng máy, phun thuốc bảo vệ thực vật bằng máy, sử dụng cảm biến quản lý tưới ô xen kẽ, ứng dụng công nghệ GIS để quản lý cơ sở dữ liệu phục vụ công tác dự tính,...giúp giảm công lao động, tăng sản thượng, tăng thu nhập, tạo vùng nguyên liệu có chất lượng,... những mô hình này có mặt ở các huyện Tam Nông, Cao Lãnh, Tháp Mười.
Trong lĩnh vực thủy sản, nâng cao chất lượng con giống cá tra, từ 2016 đến nay, toàn tỉnh có 13 cơ sở sản xuất cá tra, tiếp nhận đàn cá tra hậu bị, cải thiện di truyền từ viên nghiên cứu di truyền thủy sản 2 với số lượng trên 21 nghìn con có gắn chíp quản lý, đến nay đàn cá tra này sản xuất gần 30 nghìn tỷ bột cung cấp cho thị trường.
Trong lĩnh vực trái cây, chăn nuôi, Đồng Tháp thực hiện mô hình truy xuất nguồn gốc, bên cạnh đó tỉnh thúc đẩy doanh nghiệp đưa hàng hóa lên các sàn giao dịch thương mại điện tử, bước đầu tạo nhiều chuyển biến trong nhận thức.
Chuyển đổi số ở Đồng Tháp ngoài sự tham gia của các doanh nghiệp lớp cái chính là nông dân chủ động học hỏi và tự mình thực hiện. Đến nay Đồng Tháp có hơn 100 hội quán nông dân với gần 6 nghìn thành viên đây là nguồn nhân lực được kì vọng sẽ tự mình tiếp cận cái mới, chủ động tìm hiểu và tận dụng các cơ hội tự cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đây sẽ là chủ thể thực hiện chuyển đổi số trong thời gian tới.
Những kết quả trong việc chuyển đổi số bước đầu là kết quả đáng ghi nhận song chưa nhiều và còn nhiều khó khăn. Việc thích ứng với kinh tế số để vận dụng trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới vẫn còn là thách thức, hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ sản xuất chế biến tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn còn khá khiêm khốn, hàng rào kỹ thuật trong thương mại cũng khắt khe hơn,...đòi hỏi chuỗi cung nông sản Đồng Tháp còn nhiều việc phải làm trước những khó khăn hiện nay như xây dựng chuyển đổi số là nền tảng khoa học kỹ thuật công nghệ còn chưa đồng bộ, đội ngũ còn yếu kém, các doanh nghiệp nông nghiệp đầu tư vào chuyển đổi còn chưa nhiều,...
Tại phiên thảo luận với chủ đề “Chuyển đổi số và liên kết chuỗi trong nông nghiệp” trong khuôn khổ sự kiện Mekong Connect 2020, các chuyên gia đã chia sẻ, cung cấp nhiều thông tin về chuyển đổi số nói chung và chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng cho lãnh đạo UBND cấp huyện, ngành nông nghiệp, đặc biệt là những nông dân đến từ các hội quán trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Nhiều chuyên gia đánh giá, Đồng Tháp có nhiều thế mạnh về nhân lực và nguồn lực trong chuyển đổi số, cùng với đó Đề án Chuyển đổi số quốc gia sẽ là cơ sở thuận lợi để tỉnh thực hiện mục tiêu này.
Bà Nguyễn Thị Thành Thực, Chủ tịch Công ty Bagico Bắc Giang đã có phát ngôn thẳng thắn tại buổi thảo luận: “Đối với doanh nghiệp Việt Nam, những người như chúng tôi vẫn đang làm thuê cho Trung Quốc. Bởi thương lái Trung Quốc đến từng trại, vựa. Phải làm sao để chúng ta làm chủ công nghệ, nông dân chúng ta phải sử dụng được công nghệ, với tôi phải chuyển đổi số trong nông nghiệp phải bắt đầu từ nông dân và chuyển đổi số từng mét đất. Người nông dân là người đầu tiên và là gốc để chuyển đổi số. Trong liên kết chuỗi doanh nghiệp không thể truy xuất nguồn gốc vì từ khâu sản xuất đến tay người tiêu dùng sản phẩm phải qua 13 khâu trung gian, vì vậy những khó khăn, những rủi ro là người nông dân gánh chịu. Muốn phát triển lên chuỗi phải có công cụ đơn giản, dễ hiểu để mỗi nông dân có thể trở thành một doanh nhân, chỉ cần có 1 chiếc Smartphone đều có thể trở thành doanh nghiệp".
Theo Tiến sĩ Nguyễn Thanh Mỹ, để chuyển đổi số và liên kết chuỗi trong nông nghiệp, cần: “Đầu tiên có thiết bị thu thập dữ liệu, công nghệ thông minh, cần mô hình kinh doanh phù hợp; Nhà nước cần có những cơ chế để doanh nghiệp thuận lợi hơn trong quá trình triển khai....”.
Theo các chuyên gia, không ai có thể làm thay người nông dân nên họ phải tự học hỏi, để tự bảo vệ thương hiệu vườn nông sản của mình, muốn giàu thì tự làm để tiết kiệm chi phí. Những nhà quản lý phải vì lợi ích chung của nhân dân để có thể làm các vùng có mã truy xuất, một việc quan trọng không kém cần liên kết quản lý với hải quan để kiểm tra chặt chẽ hàng hóa trên thị trường trong nước và xuất khẩu.
Chuyển đổi số là câu chuyện bao trùm không phải của riêng người nông dân, trên địa bàn địa phương, phải có cơ sở dữ liệu, các doanh nghiệp công nghệ phải gần gũi phù hợp với địa phương, phải làm từng bước, mỗi người một bước, mỗi người một việc để tạo thành một chuỗi liên kết nông nghiệp bền vững. Trong đó, con người lãnh đạo đóng vai trò quyết định trong cuộc cách mạng chuyển đổi số, người nông dân phải biết tìm tòi học hỏi, chủ động tiếp cận với chuyển đổi số và phải được truyền thông liên tục. Quá trình này cần phải có lộ trình tương ứng với chiến lược.