Vào bảo tàng sinh vật biển

Huỳnh Duy Nguyên 12/03/2017 10:30

Đến Nha Trang (Khánh Hòa), bên cạnh trải nghiệm các sản phẩm du lịch của thành phố biển này, một nơi du khách không nên bỏ qua đó là khám phá Bảo tàng Hải dương học.

Bộ sưu tập 20 nghìn mẫu, trong đó có nhiều bộ mẫu rất quan trọng trong việc xác định sự đa dạng sinh học vùng biển Việt Nam và công tác nghiên cứu, phân loại ở Việt Nam và trên thế giới.

Nằm bên cảng Cầu Đá, với diện tích 5.000 m2, Bảo tàng Hải dương học nằm trong Viện Hải dương học mở ra một thế giới đại dương kỳ thú, sống động. Nơi đây lưu trữ và trưng bày các bộ mẫu sinh vật biển đa dạng và lớn nhất Việt Nam với hơn 22 nghìn mẫu vật của hơn 5.000 loại sinh vật biển, và rất nhiều trong số đó được coi là mẫu vật quý của quốc gia.

Tiêu bản một con bò biển. Ở Việt Nam bò biển được phát hiện ở khu vực Phú Quốc, Côn Đảo, Khánh Hòa…

Các mẫu vật được sắp xếp một cách khoa học theo hệ thống phân loại để có thể tra cứu và quản lý. Bên cạnh đó, khu hồ nuôi có hơn 300 loài sinh vật biển tiêu biểu, trong đó nhiều loài có kích thước lớn hoặc hấp dẫn như: các loài rùa biển, sam, cá mập, cá đuối, họ cá bướm, cá mao tiên, chình thiên long, cá khoang cổ cộng sinh với hải quỳ, các loài sao biển, cầu gai, huệ biển, hải sâm, san hô và các loài tôm - cua...

Bảo tàng còn được biết đến như một “trạm cứu hộ sinh vật biển”. Trong ảnh là một chú hải cẩu đi lạc đang được chăm sóc và nuôi dưỡng đặc biệt.

Ở đây có khu vực hồ nuôi và thuần dưỡng sinh vật biển- một quần thể kiến trúc đa dạng giới thiệu sự đa dạng và đầy bí ẩn của thế giới sinh vật biển ở Việt Nam.

Khách du lịch tham quan Bảo tàng Hải dương học ngày càng đông. Theo thống kê, năm 2015 Bảo tàng đón khoảng hơn 350 nghìn lượt khách, năm 2016 tăng thêm khoảng 10 nghìn lượt khách.

Đặc biệt, hệ thống phong phú này được các nhà khoa học không ngừng bổ sung mẫu vật trong suốt gần 100 năm qua. Huỳnh Duy NguyênĐến Nha Trang (Khánh Hòa), bên cạnh trải nghiệm các sản phẩm du lịch của thành phố biển này, một nơi du khách không nên bỏ qua đó là khám phá Bảo tàng Hải dương học.

Rùa biển.

Nằm bên cảng Cầu Đá, với diện tích 5.000 m2, Bảo tàng Hải dương học nằm trong Viện Hải dương học mở ra một thế giới đại dương kỳ thú, sống động. Nơi đây lưu trữ và trưng bày các bộ mẫu sinh vật biển đa dạng và lớn nhất Việt Nam với hơn 22 nghìn mẫu vật của hơn 5.000 loại sinh vật biển, và rất nhiều trong số đó được coi là mẫu vật quý của quốc gia. Các mẫu vật được sắp xếp một cách khoa học theo hệ thống phân loại để có thể tra cứu và quản lý.

Trẻ em rất thích thú khi đến Bảo tàng Hải dương học.

Bên cạnh đó, khu hồ nuôi có hơn 300 loài sinh vật biển tiêu biểu, trong đó nhiều loài có kích thước lớn hoặc hấp dẫn như: các loài rùa biển, sam, cá mập, cá đuối, họ cá bướm, cá mao tiên, chình thiên long, cá khoang cổ cộng sinh với hải quỳ, các loài sao biển, cầu gai, huệ biển, hải sâm, san hô và các loài tôm - cua...

Là bảo tàng sinh vật biển lớn nhất Việt Nam, Bảo tàng Hải dương học có sức hút đặc biệt từ những câu chuyện sống động, hấp dẫn của các sinh vật biển.

Ở đây có khu vực hồ nuôi và thuần dưỡng sinh vật biển- một quần thể kiến trúc đa dạng giới thiệu sự đa dạng và đầy bí ẩn của thế giới sinh vật biển ở Việt Nam. Đặc biệt, hệ thống phong phú này được các nhà khoa học không ngừng bổ sung mẫu vật trong suốt gần 100 năm qua.

Được người Pháp thành lập vào năm 1923, từ một phòng lưu trữ - bảo quản mẫu vật, đến nay Bảo tàng Hải dương học trở thành một trong những bảo tàng tự nhiên có giá trị và bề dày lịch sử của Việt Nam.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Vào bảo tàng sinh vật biển