Vì sao cử nhân thất nghiệp nhiều?

Lê Bảo 11/11/2015 09:20

Số người có trình độ đại học trở lên đang làm việc trong hai nhóm ngành chính chiếm tỷ lệ rất lớn: giáo dục - đào tạo (23,4%); trong các tổ chức của Đảng, tổ chức chính trị - xã hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng (19,3%). Trong khi đó, các tổ chức này gần như cố định, ít tuyển mới, còn tinh giản biên chế. Điều này một phần lý giải vì sao thất nghiệp ở nhóm trình độ đại học trở lên tăng cao.

Thanh niên thất nghiệp có xu hướng gia tăng.

Ngày 10/11, Hiệp hội Thương mại điện tử và Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (VECITA) tổ chức hội thảo Từ dịch vụ chuyển phát tới hoàn tất đơn hàng.

Đây sẽ là áp lực cũng như thách thức rất lớn đối với thị trường lao động Việt Nam. Nhất là khi chỉ còn chưa đầy 2 tháng nữa, Việt Nam gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN.

Bản tin thị trường lao động Quý II vừa được Bộ LĐTB&XH công bố cho thấy, lực lượng thanh niên thất nghiệp tiếp tục tăng (gần 6,7%) cao gần 3 lần so với tỷ lệ thất nghiệp chung của cả nước. Trong độ tuổi lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật, ngoại trừ nhóm tốt nghiệp cao đẳng có tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 7,1% xuống 6,6 % so với quý I, còn lại các nhóm khác đều tăng. Nhóm có trình độ trung cấp tăng từ 3,7% lên hơn 4,4%. Nhóm có trình độ đại học trở lên tăng mạnh nhất, từ 3,9% lên 4,6%, tức là tăng từ 178.000 người lên gần 200.000 người.

“Hiện cả nước có hơn 13,5 triệu lao động thanh niên có việc làm (chiếm hơn 25% lao động có việc làm cả nước). Chất lượng việc làm thanh niên còn hạn chế, phần đông thanh niên còn là lao động tự làm và lao động trong hộ gia đình không hưởng lương; hơn 50% lao động thanh niên làm việc không có hợp đồng lao động” - đại diện Bộ LĐTB&XH cho biết.

Đánh giá về con số trên, đại diện Bộ LĐTB&XH cho rằng, con số đó chưa phải là chỉ số phản ánh hết được tình trạng lao động của đất nước. Trên thực tế, số thanh niên thất nghiệp còn nhiều hơn. Báo cáo của Tổng cục Thống kê 9 tháng đầu năm cũng chỉ ra rằng, mặc dù tỷ lệ thất nghiệp chung thấp, nhưng tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên từ 15-24 tuổi trong 9 tháng lại cao gấp gần 3 lần, lên tới 6,74%.

Tại hội thảo mới đây về nâng cao năng suất lao động, nhiều chuyên gia thẳng thắn cho rằng,Việt Nam đang đứng trước thách thức rất lớn về cạnh tranh lao động. Trong khi đó một nguồn nhân lực trẻ nhiều tiềm năng lại đang bị lãng phí vì thất nghiệp. Nếu nhìn ở góc độ đầu tư của toàn xã hội, mỗi suất đào tạo được xã hội đầu tư ở bậc đại học (trong 4 năm) với chi phí năm 10 triệu đồng/người/năm thì chi phí cho gần 200 nghìn cử nhân sẽ là rất lớn.

Theo TS Nguyễn Thị Lan Hương, Viện trưởng Viện Khoa học-Lao động và Xã hội, số người có trình độ đại học trở lên đang làm việc trong hai nhóm ngành chính chiếm tỷ lệ rất lớn: giáo dục - đào tạo (23,4%); trong các tổ chức của Đảng, tổ chức chính trị - xã hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng (19,3%). Trong khi đó, các tổ chức này gần như cố định, ít tuyển mới, còn tinh giản biên chế. Điều này một phần lý giải vì sao thất nghiệp ở nhóm trình độ đại học trở lên tăng cao.

TS Hương cũng lưu ý, hàng năm, 3/4 số học sinh tốt nghiệp phổ thông đều tập trung vào giáo dục đại học. Điều này không phù hợp với đất nước có thu nhập trung bình như Việt Nam.

Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, nếu như trước đây chúng ta lấy người thầy, rồi lấy sinh viên làm trung tâm, nhưng trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh mạnh mẽ hiện nay, cần lấy công việc, lấy doanh nghiệp làm trung tâm. Từ đó xây dựng lại chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp. Mục tiêu trong đào tạo đại học là làm sao để doanh nghiệp luôn cần sinh viên, doanh nghiệp chờ đợi từng sinh viên tốt nghiệp, chứ không phải như hiện nay là sinh viên tốt nghiệp đi rải hàng chục bộ hồ sơ vẫn không xin được việc làm.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Vì sao cử nhân thất nghiệp nhiều?