Xây dựng môi trường hòa bình, ổn định ở các vùng biển Đông Á

Bài và ảnh: Dương Thanh Tùng 16/11/2015 19:11

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đề nghị các đại biểu cùng chung tay: Nỗ lực xây dựng một môi trường hòa bình, ổn định, tuân thủ luật pháp quốc tế và duy trì an ninh, an toàn hàng hải, hàng không ở các vùng biển Đông Á.

Đại biểu đại diện các quốc gia tham dự Đại hội.

Ngày 16/11, Đại hội biển Đông Á lần thứ 5 năm 2015 - do Bộ Tài Nguyên và Môi trường, UBND TP Đà Nẵng cùng Tổ chức đối tác về quản lý môi trường các biển Đông Á - PEMSEA phối hợp tổ chức - đã khai mạc tại TP Đà Nẵng với sự tham dự của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ, bà Đại sứ Mary Seet - Cheng, Chủ tịch Hội đồng đối tác PEMSEA và gần 700 đại biểu (400 đại biểu quốc tế và gần 300 đại biểu Việt Nam) là Bộ trưởng, quan chức thành viên PEMSEA, chuyên gia về môi trường biển cùng tham dự. Chủ đề của Đại hội năm nay là “Mục tiêu toàn cầu, lợi ích địa phương: Thiết lập chương trình nghị sự phát triển bền vững cho các biển Đông Á sau năm 2015”.

Quang cảnh Đại hội.

Biển Đông Á đang đối mặt với nhiều thách thức

Đại hội biển Đông Á lần thứ 5 (2015) do PEMSEA và các quốc gia thành viên tổ chức định kỳ 3 năm một lần (luân phiên tại các quốc gia thành viên), là một sự kiện quốc tế tầm cỡ, rất quan trọng đối với lĩnh vực biển và hải đảo. Việc đăng cai tổ chức đại hội nhằm khẳng định vị thế, vai trò và đóng góp của Việt Nam đối với hòa bình, hữu nghị, phát triển trong khu vực biển Đông Á cũng như trên trường quốc tế. Trước đó, PEMSEA cùng các quốc gia thành viên đã tổ chức thành công 4 kỳ đại hội tại Malaysia, Philippin, Trung Quốc, Hàn Quốc.

Đại hội lần này tập trung vào 3 mục tiêu chính là: Tăng cường sự đồng thuận giữa các đối tác về chiến lược, phương pháp giải quyết các mối đe dọa đối với môi trường và phát triển bền vững của vùng biển Đông Á. Xây dựng lòng tin giữa các đối tác thông qua các dự án và chương trình hợp tác. Hợp tác và liên kết trong thực hiện SDS – SEA giữa các đối tác. Giảm thiểu chênh lệch về năng lực phát triển, quản lý biển và vùng bờ bền vững trong từng quốc gia và khu vực.

Ngoài các sự kiện quan trọng diễn ra từ ngày 16 đến 21/11, Bộ trưởng, các Bộ trưởng và đại diện 12 quốc gia thành viên và 2 quốc gia không thành viên PEMSEA sẽ thảo luận về tầm nhìn cho phát triển bền vững các vùng biển Đông Á sau năm 2015 hướng tới “Đại dương, con người, nền kinh tế khỏe mạnh” và ký kết bản Thỏa thuận Đà Nẵng về Chiến lược phát triển bền vững biển Đông Á.

Mục tiêu quan trọng nhất của Đại hội lần này là thiết lập Chương trình nghị sự cho phát triển bền vững các Biển Đông Á sau năm 2015, hướng tới xây dựng một nền kinh tế xanh, đại dương xanh.

Biển Đà Nẵng.

Cần sự đoàn kết chung tay của nhiều quốc gia

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nêu rõ: Việt Nam là một quốc gia biển, có đường bờ biển dài trên 3.000 km, vùng đặc quyền kinh tế giàu tài nguyên rộng hơn 1 triệu km2, có lịch sử khai thác, sử dụng và quản lý biển từ lâu đời nay. Biển luôn chiếm vị trí rất quan trọng trong tâm thức và văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Việt Nam có mục tiêu phát triển bền vững đến 2020 trở thành quốc gia mạnh từ biển, giàu lên từ biển; kinh tế biển đóng góp khoảng 55% GDP và 60% kim ngạch xuất khẩu. Tăng trưởng nhanh của kinh tế vùng ven biển, nhất là các lĩnh vực hàng hải, thủy sản, dầu khí và du lịch biển đã đóng góp rất lớn vào việc tạo công ăn việc làm, xóa đói, giảm nghèo, tăng cường phúc lợi, cải thiện điều kiện sống, tạo thêm cơ hội và từng bước bảo đảm công bằng xã hội cho cư dân ven biển và nhân dân Việt Nam.

Việt Nam đã tham gia và thực hiện các cam kết quốc tế về xây dựng nền kinh tế xanh và phát triển bền vững; tăng cường hợp tác kinh tế biển với các quốc gia, trong đó có các quốc gia biển Đông Á cũng như đã đạt nhiều tiến bộ trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường biển, ngăn chặn xu thế suy thoái của rừng ngập mặn, khôi phục đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản, đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản tài nguyên môi trường biển, phát triển khoa học công nghệ biển, bước đầu giảm được xu thế suy thoái các rạn san hô và nhiều hệ sinh thái biển quan trọng khác.

Với mong muốn chia sẻ những bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả quản lý biển và hải đảo, Phó Thủ tướng đề nghị các đại biểu cùng chung tay: Nỗ lực xây dựng một môi trường hòa bình, ổn định, tuân thủ luật pháp quốc tế và duy trì an ninh, an toàn hàng hải, hàng không ở các vùng biển Đông Á.

Tăng cường hợp tác toàn diện, sâu rộng về biển, về bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái, đa dạng sinh học, nguồn lợi thủy sản của biển Đông Á trên bình diện song phương, đa phương, thông qua các tổ chức quốc tế, đặc biệt là PEMSEA, vì mục tiêu phát triển bền vững kinh tế biển, vùng ven biển và hải đảo.

Thực hiện thành công Chiến lược phát triển bền vững các biển Đông Á và các cam kết quốc tế liên quan tới phát triển bền vững biển, vùng ven biển và hải đảo, thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia giải quyết các vấn đề có tính khu vực. Xây dựng nền kinh tế xanh theo tiêu chí đại dương xanh, hành tinh xanh, trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng từ biển, phát triển bền vững biển

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Xây dựng môi trường hòa bình, ổn định ở các vùng biển Đông Á