Hà Nội sắp triển khai xe đạp công cộng dành cho người dân, khách du lịch sử dụng. Theo đó, Đại Đoàn Kết Online đã có cuộc gặp gỡ ông Đỗ Bá Dân, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Trí Nam đơn vị đang triển khai dự án.
PV: Xe đạp cộng cộng sắp được triển khai tại Hà Nội, song TP Hồ Chí Minh đã đưa vào vận hành được 3 tháng thưa Ông đơn vị đã đạt được những thành công nhất định nào?
Ông Đỗ Bá Dân, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Trí Nam: Các nước phát triển đã triển khai dịch vụ này từ lâu và duy trì đến giờ cho thấy sự thành công và cần thiết. Chúng ta đang gặp khó khăn trong di chuyển nội đô, chặng ngắn khó tiếp cận phương tiện công cộng nên để di chuyển thuận lợi để tiếp cận. Do đó, Tập đoàn quyết tâm triển khai ở nước ta.
Cách đây 4 năm, Tập đoàn nghiên cứu thiết kế về xe đạp, các quy trình quản lý với số lượng lớn và thuận tiện cho người dùng và đơn vị đã đề xuất, triển khai ở TPHCM từ ngày 15/12/2021.
Hiện nay, đã chứng minh xe đạp thực sự giúp ích cho xã hội và người dân hưởng ứng phản hồi tốt, đồng tình mong muốn dịch vụ phát triển trên diện rộng chứ không thuần túy 1-2 quận. Việc triển khai khó nhưng không phải là không khả thi. Sau 3 tháng vận hành ở TPHCM đánh giá tốt và khả quan, đã có gần 110.000 người tham gia sử dụng qua app. Con số này khá hợp lý và thành công lớn trong điều kiện học sinh sinh viên chưa đi học.
Các nước phát triển đã triển khai dịch vụ này từ lâu và duy trì đến giờ cho thấy sự thành công và cần thiết. Chúng ta đang gặp khó khăn trong di chuyển nội đô, chặng ngắn khó tiếp cận phương tiện công cộng nên để di chuyển thuận lợi để tiếp cận. Do đó, Tập đoàn quyết tâm triển khai ở nước ta
Khi triển khai dự án xe đạp công cộng đơn vị đã gặp phải những khó khăn và thuận lợi gì?
Ông Đỗ Bá Dân, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Trí Nam: Bất cứ dịch vụ nào cũng có khó khăn và thuận lợi. Thuận lợi ở đây là người dân hưởng ứng và bù đắp sự thiếu hụt phương tiện trong giao thông, lợi ích môi trường sức khỏe.
Còn khó khăn về hạ tầng giao thông đang nhiều hạn chế để có làn đường dành riêng, sẽ khắc phục dần nên triển khai ở vùng thuận lợi cho xe đạp đi; phân làn đường cho xe đạp cần có quá trình; tuyến đường mới nên thiết kế làn đường dành riêng.
Đặc biệt, vấn đề thời tiết mùa hè nắng nóng sẽ mệt, cái gì cũng có thói quen, đi chặng ngắn nội đô vẫn có cây mát, thời gian di chuyển không dài điều kiện thời tiết dần quen và thích nghi, trở thấy bình thường. Ngay cả nước ngoài cũng nắng nóng, nhiều người vẫn đạp khi hình thành thói quen. Thay vì đứng đợi phương tiện bị động thì tại sao không lấy xe đạp đi ngay.
Người dân trải nghiệm xe đạp công cộng sẽ phải trả phí bao nhiêu?
Ông Đỗ Bá Dân, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Trí Nam: Nguồn vốn do Tập đoàn đầu tư nên có phương án thu hồi, với bài toán kinh phí đưa ra khoảng 4 năm mới thu hồi. Có cách quản lý hiệu quả, chi phí thấp, hiệu quả chuyến đi, tuyên truyền người dân dùng phương tiện dần dần thay thế xe cá nhân khác để thay thế chuyến đi.
Một người có thể đi nhiều lần. Nạp tiền tối thiểu 10.000 đồng có thể thuê xe và không cần đặt cọc. Giá 5.000 đồng/30 phút và 10.000 đồng/tiếng. Đây là dịch vụ thuận tiện, tạo môi trường xanh, sức khỏe, chủ động chuyến đi dù là phương tiện công cộng. Qua quan sát trên thế giới, việc dịch vụ xe đạp công cộng là tốt cho xã hội.
Một ngày đi nhiều 2-3 chuyến tầm cũng chỉ mất từ 10.000-15.000 đồng/ngày. Cả tháng dùng dịch vụ tới mấy trăm nghìn, nhưng nếu thuê vé tháng thì chỉ mất hơn 100.000 đồng/tháng. Nếu so với việc mua xe mới sẽ cần bảo dưỡng bảo trì sẽ cao hơn. Người dân chỉ cần đến lấy xe điểm này trả điểm khác 1 cách thuận lợi thay vì việc mang xe từ nhà đi các nơi bảo quản trông giữ và mất cắp khó tìm, trong khi xe này có đội ngũ dịch vụ tìm xe, bảo dưỡng sửa chữa.
Đặc biệt, Tập đoàn sử dụng hệ thống công nghệ thông tin tới 4 năm hoàn thiện về thông tin và tiếp tục hoàn thiện như vé nhóm. Phần mềm này có nhiều chức năng như đo nhịp tim, tiêu thụ calo để người dùng thấy khi đi xe đạp nhưng hưởng thụ công nghệ. Xe phát hiện va chạm hay phá hoại có cảm biến rung. Nếu phá hoại bắt được thì bồi thường, không may ng dân va chạm thì chưa tính đến bắt đền.
Các điểm bố trí chọn điểm bến xe theo tiêu chí nào thưa ông?
Ông Đỗ Bá Dân, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Trí Nam: Tiêu chí bố trí điểm chọn điểm bến xe: kết nối với phương tiện giao thông công cộng khác như xe buýt, metro, gần các khu dân cư đông người như chung cư, khu mua sắm, trường học, bệnh viện… Người dân tiếp cận an toàn thuận lợi lấy và trả xe.
Một trạm rơi vào 15-20m2 để 10-15 xe đạp. Tập đoàn đề xuất Thành phố hỗ trợ về mặt bằng vì nếu gánh thêm thì chi phí nhiều. Tập đoàn cũng mong muốn nếu được thành phố trợ giá thì giảm trực tiếp người dân bởi nếu không thì chi phí sẽ tăng lên. Khi dịch vụ vận hành mang lại hiệu quả xã hôi, nếu vẫn thấy khó khăn, không thu hồi vốn thì sẽ có đề xuất cụ thể, nhưng mình tự bơi trước và thu hồi vốn bỏ ra và không muốn có các bài toán phức tạp hơn.
Trong giai đoạn 1 tính toán hệ thống máy chủ server người dùng, hệ thống bổ sung tính năng, đầu tư xe, đầu tư cải tạo điểm đỗ có trụ thông tin biết cách sử dụng, đầu tư về bộ máy vận hành… sẽ rơi vào khoảng gần 30 tỷ đồng.
Theo đó, Hà Nội đề xuất 2 giai đoạn triển khai ở 6 quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Ba Đình, Đống Đa và Thanh Xuân với 85 điểm trạm và 1.000 xe có 500 xe đạp và 500 xe đạp điện. Quy mô giai đoạn 2 tùy điều kiện thực tế để có các điểm kết nối thuận tiện và mở rộng ra 3.000 xe. Trong đó xe đạp điện và xe thường đánh giá lợi ích tối ưu hơn sẽ đầu tư tăng cường.
Tuy nhiên, hiện Thành phố sẽ họp để ra quyết định triển khai chính thức nhưng doanh nghiệp vẫn luôn sẵn sàng về hạ tầng, phương tiện và sẽ triển khai. Việc chuẩn bị xe mất 1,5 tháng; cải tạo bến đỗ khoảng 1 tháng; xây dựng bộ máy vận hành đã có quy trình. Sau khoảng 3 tháng là sẽ triển khai được.
Xin cảm ơn Ông!