1 trẻ tử vong, 1 trẻ nguy kịch nghi uống nhầm thuốc diệt chuột

P.Vân (tổng hợp)

Trước khi nhập viện 30 phút, gia đình phát hiện 2 trẻ có dấu hiệu nôn và co giật nên đã đưa đến bệnh viện cấp cứu. Trong đó, một bé đã tử vong, trường hợp còn lại được chuyển tuyến trên.

Loại thuốc diệt chuột 2 cháu bé đã uống. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Loại thuốc diệt chuột 2 cháu bé đã uống. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang tiếp nhận 2 bệnh nhi Diêu D.K. (3 tuổi) và Diêu C.H. (5 tuổi) là 2 anh em họ, cùng trú tại xã Cấp Tiến, huyện Sơn Dương, thành phố Tuyên Quang. 

Trước khi nhập viện 30 phút, gia đình phát hiện 2 trẻ có dấu hiệu nôn và co giật nên đã đưa đến bệnh viện cấp cứu. Khi được hỏi, trẻ cho biết đã tự bắc ghế, lấy lọ nước màu đỏ trên thành cửa sổ để uống. Gia đình nghi các con uống nhầm thuốc diệt chuột nên lập tức đưa đến bệnh viện để cấp cứu. Trong đó, bé H. nhập viện trong tình trạng hôn mê, co giật liên tục, bé K. có các dấu hiệu nôn nhiều, mệt…

Tại bệnh viện, 2 bệnh nhi nhanh chóng được rửa dạ dày, thở máy, chống co giật, bù dịch. Do tình trạng nguy kịch, 1 bệnh nhi đã tử vong. Cháu bé còn lại đã được chuyển tuyến về Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội). 

Ngay lập tức, kíp trực cấp cứu khoa Nhi đã xử trí chống co giật, đặt nội khí quản, thở máy, rửa dạ dày cho 2 bệnh nhi. Thông qua các triệu chứng biểu hiện, bác sĩ tua trực nghĩ nhiều 2 trẻ bị ngộ độc thuốc diệt chuột, cũng như các hóa chất độc hại tương tự…

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, bé K. được thở máy, lọc máu liên tục, kết quả xét nghiệm chưa phát hiện ra hóa chất ngộ độc. Các bác sĩ nghĩ nhiều đến ngộ độc thuốc diệt chuột. Sau 5 ngày điều trị, bé bắt đầu tỉnh dần, cai được máy thở.

Thạc sĩ, Bác sĩ Đỗ Thị Thu Giang, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang khuyến cáo: Các gia đình hãy cất thuốc diệt chuột và các loại hóa chất cẩn thận, để cao khỏi tầm với của trẻ. Nếu phát hiện trẻ uống nhầm thuốc diệt chuột hoặc các hóa chất độc hại, người nhà cần đưa bé tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu, giải độc. Khi đi, gia đình mang theo vỏ thuốc hoặc chai hóa chất mà trẻ uống nhầm để các bác sĩ có hướng xử lý kịp thời và chính xác.

Tin liên quan

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tỷ lệ tiêm chủng thấp, ca mắc bạch hầu tăng

Tỷ lệ tiêm chủng thấp, ca mắc bạch hầu tăng

Sau hàng chục năm kể từ khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố gần như xóa sổ, dịch bạch hầu trở lại và lây lan nhanh ở các tỉnh phía Bắc khiến nhiều ca bệnh diễn ...
Nâng cao ý thức phòng bệnh Whitmore

Nâng cao ý thức phòng bệnh Whitmore

Trước việc mới đây một bệnh nhi ở Thanh Hóa tử vong vì bệnh Whitmore, chiều 22/9, Bộ Y tế có khuyến cáo người dân cần nâng cao ý thức phòng tránh căn bệnh nguy hiểm ...
Tăng cường phòng, chống dịch đau mắt đỏ

Tăng cường phòng, chống dịch đau mắt đỏ

Để tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh và hạn chế số mắc trong thời gian tới, Bộ Y tế vừa có văn bản đến UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề ...

Tin nóng

Bệnh Whitmore không có nguy cơ lây lan thành dịch

Bệnh Whitmore không có nguy cơ lây lan thành dịch

Trường hợp bé gái sinh năm 2008 tại Thanh Hóa tử vong do bệnh Whitmore thời gian qua tiếp tục làm dấy lên những xôn xao trong dư luận về loại vi khuẩn “ăn thịt người” gây ra căn bệnh trên.

Xem nhiều nhất