Artemis và sứ mệnh Mặt trăng

Thanh Đức 21/11/2022 07:30

Thông tin từ Trung tâm vũ trụ Kenedy (bang Flordia, Mỹ), tàu vũ trụ Orion được phóng lên quỹ đạo đã tạo hứng khởi cho con người. Sự kiện quan trọng này đánh dấu mốc khởi động một hành trình đưa tàu vũ trụ không người lái bay quanh Mặt trăng, mở đường cho việc đưa các phi hành gia trở lại Mặt trăng lần đầu tiên sau nửa thế kỷ.

Hình ảnh Trái đất được chụp từ tàu vũ trụ Orion, ngày 20/11/2022. Nguồn: NASA.

Dự kiến hôm nay, 21/11/2022, tàu vũ trụ Orion sẽ tiếp cận Mặt trăng ở khoảng cách gần nhất (96 km). Tàu Orion được trang bị 16 camera bên trong và bên ngoài để ghi lại hành trình khác nhau từ các góc nhìn khác nhau. Một hình ảnh cho thấy thuyền trưởng Moonikin Campos - một trong những hình nộm của Artemis mặc đồ bảo hộ ngồi trong tàu vũ trụ. Trong sứ mệnh lần này, NASA đặt các mô hình manequin thay thế các phi hành gia thật, để xem xét tính an toàn của tàu.

Đây là sứ mệnh Artemis 1, sau đó các phi hành gia sẽ thực hiện hành trình vào năm 2024 và 2025 trong nhiệm vụ Artemis 2 và Artemis 3, trước khi hiện sứ mệnh đưa con người lên Sao Hỏa vào năm 2030.

Lần cuối NASA đưa con người lên Mặt trăng là trong chương trình Apollo cách đây 50 năm.

Cái tên Artemis được chọn đặt cho đại dự án đưa con người quay trở lại Mặt trăng là có ý tiếp tục chương trình Apollo trước đây. Bởi Artemis, trong thần thoại Hy Lạp là em gái sinh đôi của thần Apollo và là nữ thần gắn với Mặt trăng. Tổng chi phí cho kế hoạch đưa con người trở lại và thiết lập căn cứ trên Mặt trăng được ước tính là 93 tỷ USD. Sứ mệnh đầu tiên là Artemis 1, hoàn toàn không chở người, chỉ bay quanh Mặt trăng, nhằm diễn tập cho các sứ mệnh Artemis tiếp theo, đưa các phi hành gia hạ cánh xuống Mặt trăng và thiết lập căn cứ lâu dài khám phá Mặt trăng, rồi làm bàn đạp bay lên sao Hỏa.

Christina Koch - nữ phi hành gia của NASA chia sẻ: "Đây là khởi đầu của kỷ nguyên tiếp theo, khởi đầu của việc đưa chúng ta đi xa hơn nữa, mang những bài học mà chúng ta học được trong sứ mệnh này trở lại Trái đất và áp dụng nó vào việc khám phá không gian ở mức độ sâu hơn".

Với cuộc thám hiểm Mặt trăng lần này, NASA đã sử dụng hệ thống phóng không gian (SLS) để đưa tàu Orion vào vũ trụ. Đây là hệ thống tên lửa mạnh nhất từng được cơ quan này chế tạo với 32 tầng. Tên lửa mang theo tàu vũ trụ không người lái Orion sẽ thực hiện hành trình bay quanh mặt trăng kéo dài 25 ngày. Tên lửa SLS do Boeing chế tạo và tàu vũ trụ Orion do Lockheed Martin sản xuất theo hợp đồng với NASA.

Ngày 21/11, Orion sẽ được đưa đến khu vực cách bề Mặt mặt trăng 96 km rồi di chuyển khoảng 64.374 km vượt ra ngoài Mặt trăng, sau đó quay trở lại Trái đất. Orion dự kiến rơi xuống biển vào ngày 11/12/2022.

Dù với rất nhiều nỗ lực và rất nhiều tốn kém, nhưng công cuộc chinh phục vũ trụ, mà cụ thể là Mặt trăng và sao Hỏa vẫn không thực sự thu được nhiều kết quả. Tuy nhiên, loài người vẫn không thôi hy vọng.

Mặt trăng là vệ tinh tự nhiên lớn thứ năm trong Hệ Mặt trời. Từ những năm cuối thập niên 50 của thế kỷ XX, con người đã bắt đầu công cuộc khám phá các bí mật của Mặt trăng. Rất nhiều thất bại vẫn không nản chí. Trong đó có vụ xảy ra vào năm 1967, trong cuộc phóng thử nghiệm phi thuyền Apollo 1, 3 phi hành gia đã tử nạn. Không nản lòng sau tổn thất lớn ấy, các nhà khoa học không gian Mỹ tiếp tục nghiên cứu, cải tiến phi thuyền Apollo. Cuối cùng thành công đã đến với họ, những chuyến bay kế tiếp đã đưa phi thuyền Apollo tới được quỹ đạo của Mặt trăng.

Ngày 16/7/1969, con tàu Apollo 11, với 3 phi hành gia Neil Armstrong, Michael Collins và Buzz Aldrin rời bệ phóng tại trung tâm vũ trụ Kennedy. Ngày 19/7/1969, Apollo 11 bay vào quỹ đạo Mặt trăng. Ngày 20/7/1969, chuyến bay có người lái đầu tiên trên thế giới đổ bộ thành công lên bề Mặt trăng. Neil Armstrong và Buzz Aldrin trở thành những phi hành gia đầu tiên đặt chân lên Mặt trăng. Mong ước chinh phục Mặt trăng của loài người đã trở thành hiện thực.

Ngay khi bước chân từ phi thuyền xuống Mặt trăng, Neil Armstrong đã nói: “Đây là bước chân nhỏ bé của một con người, nhưng là một bước tiến khổng lồ của nhân loại”.

Trong cuộc đổ bộ này, các nhà du hành vũ trụ đã thu thập được các mẫu đất và loại khoáng chất Armalcolite. Từ đó các nhà khoa học phát hiện thấy tỷ lệ đồng vị ôxy trên Mặt trăng giống hệt như Trái đất. Điều này đưa đến giả thuyết cho rằng Mặt trăng đã hình thành sau vụ va đập lớn của một thiên thạch với Trái đất cách đây khoảng 4,5 tỷ năm.

Hơn 20 giờ đồng hồ sau chuyến đi bộ trên mặt trăng, 2 phi hành gia Neil Armstrong và Buzz Aldrin cho khởi động khoang đổ bộ của tàu Apollo 11 và kết nối với phi hành gia Collins trong chuyến bay trở về Trái đất; rồi sau đó phi thuyền rơi xuống Thái Bình Dương. Trước khi rời khỏi phi thuyền, 3 nhà du hành đã mặc bộ quần áo cách ly sinh học nhằm đề phòng nguy cơ mang theo những tác nhân gây bệnh từ Mặt trăng. Sau đó, họ tiếp tục được đưa vào thiết bị cách ly di động trên mẫu hạm U.S.S Hornet và chỉ sau 3 tuần họ mới được đưa trở về thành phố Houston.

Cho tới chuyến cuối cùng là tàu Apollo 17 năm 1972, tổng cộng có 12 nhà du hành đặt chân lên Mặt trăng, với 12,5 ngày, đi bộ 92,3km và mang về 2.196 mẫu đất đá với tổng trọng lượng 381,7 kg.

Đến nay con người vẫn chưa chạm trán sự sống ngoài hành tinh. Theo các nhà khoa học thuộc Phòng thí nghiệm Động lực học của NASA (trụ sở bang California, Mỹ) thì rất có thể có nhiều nền văn minh ngoài trái đất đã tồn tại lâu trong lịch sử của vũ trụ. Tuy nhiên, toàn bộ đã tự mình làm tuyệt chủng trước khi có cơ hội tiếp xúc nhau.

Nhóm tác giả Phòng thí nghiệm Động lực học của NASA gồm các nhà khoa học Jonathan Jiang, Philip Rosen, Kelly Lu, Kristen Fahy và Piotr Obacz kiên trì kêu gọi cần tìm hiểu Mặt trăng và sao Hỏa và kêu gọi cần phải có cách tiếp cận để đưa ra những biện pháp xử lý phù hợp và hiệu quả cho những thách thức mà con người đang phải đối mặt, nếu muốn giảm thiểu nguy cơ diệt vong của nhân loại trong tương lai.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Artemis và sứ mệnh Mặt trăng

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO