Bánh chưng cẩm

PV 02/10/2020 13:00

Bánh chưng cẩm ở miền núi phía Bắc như Lạng Sơn, Thái Nguyên,.. được làm từ gạo nếp nương, dùng lá cây trên rừng tạo màu cho chiếc bánh, hương thơm và vị rất đặc biệt, màu tím xanh (màu tím từ lá cẩm, và màu xanh từ lá dong).

Bánh chưng cẩm thơm ngon, hấp dẫn.

Trên mâm cỗ dâng lên tổ tiên trong ngày lễ Tết vùng núi phía Bắc thường có bánh chưng cẩm. Đây là nét văn hóa ẩm thực tinh tế, giàu tính nhân văn. Bánh có hương vị giản dị, dân dã, dễ ăn.

Dùng lá cây trên rừng để tạo màu sắc cho các món ăn thêm đẹp mắt, tạo ra hương vị riêng. Nếu như người Thái có món xôi bảy màu, người Nùng có món bánh chưng đen thì người Tày vùng núi Lạng Sơn có món bánh chưng cẩm. Bánh chưng của người Tày có màu tím xanh, thơm ngon và mát.

Nguyên liệu làm bánh chưng cẩm gồm: là gạo nếp nương, là thịt lợn mán, đỗ xanh, thảo quả khô, hạt tiêu..và tạo màu bằng cây lá cẩm ở trên rừng. Khi thưởng thức thấy sẽ cảm thấy mùi vị rất thơm và lạ.

Người Tày cẩn thận chọn nguyên liệu để bánh, bánh chưng có ngon hay không phải nhờ vào gạo làm bánh. Bởi vậy, cứ vào dịp tháng 10 (âm lịch), khi những đợt gió heo may về cũng là lúc người Tày thu hoạch lúa. Lúa nếp nương vàng, thơm phức được dành làm bánh.

Nhờ bàn tay lao động những cô gái, phụ nữ người Tày làm ra những hạt gạo nếp trắng thơm, và để dành thêm những cọng rơm nếp dùng làm nguyên liệu tạo màu cho bánh chưng.

Để có món bánh thơm ngon tuyệt vời này thì phải kiếm cây lá cẩm ở trên rừng. Cây cẩm mọc lan trên mặt đất, có hoa tím ngắt. Phải chọn những đám cây có lá xanh non, thì mới cho màu đẹp. Đem về, băm nhỏ trộn với tro của rơm nếp, giã nát, lọc lấy nước. Sau đó, vo gạo sạch gạo nếp và ngâm gạo với nước cẩm đã lọc sạch bã, trong vòng 1 tiếng có thể mang ra gói bánh. Điều thú vị là, chỉ có tro của rơm nếp giã cùng lá cẩm mới có thể tạo màu và có hương vị đặc biệt thơm ngon được.

Các nguyên liệu khác cũng được làm cẩn thận. Thịt phải chọn loại thịt ba chỉ, nhiều mỡ một chút, đem thái mỏng ướp với bột thảo quả, gia vị và hạt tiêu. Đỗ xanh phải đãi sạch vỏ, nhặt hết sạn. Lá gói bánh là lá dong, rửa sạch lau khô. Bánh chưng cẩm gói theo hình trụ, tròn, dài khoảng 30 cm.

Khi gói phải làm sao cho chắc tay. Phải đảm bảo lớp nhân gồm thịt, đỗ ở giữa, bọc ngoài là lớp gạo tím. Để khi cắt thành từng miếng bánh tròn sẽ thấy lớp gạo tím bọc đều quanh nhân. Miếng bánh chưng của người Tày với màu sắc riêng biệt lôi cuốn. Thực tế, bánh chưng lá cẩm khác với bánh chưng nếp cẩm, bánh chưng lá cẩm được làm từ gạo nếp ngâm lá cẩm để tạo màu, còn bánh chưng nếp cẩm là bánh chưng làm từ gạo nếp cẩm không dùng lá để tạo màu. V.Anh (st)

Cây cẩm mọc lan trên mặt đất, có hoa tím. Phải chọn những đám cây có lá xanh non, thì mới cho màu đẹp. Đem về, băm nhỏ trộn với tro của rơm nếp, giã nát, lọc lấy nước. Sau đó, vo gạo sạch gạo nếp và ngâm gạo với nước cẩm đã lọc sạch bã, ngâm lâu rồi mới mang ra gói bánh. Điều thú vị là, chỉ có tro của rơm nếp giã cùng lá cẩm mới có thể tạo màu và có hương vị đặc biệt thơm ngon được.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Bánh chưng cẩm

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO