Từng là phân khúc sản phẩm tạo sóng trên thị trường bất động sản (BĐS) nhưng hiện rất khó để tìm những dự án căn hộ chất lượng với giá dưới 2 tỷ đồng trên địa bàn TP Hà Nội. Do đó, phân khúc này được dự báo sẽ là tâm điểm của thị trường cuối năm 2019.
Thủ đô Hà Nội đang chịu sức ép về quy hoạch hạ tầng.
Nguồn cung căn hộ dưới 2 tỷ khan hiếm trên thị trường BĐS Hà Nội
Theo ước tính của Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA), khoảng 70% nhu cầu ở trên thị trường hiện nay thuộc phân khúc căn hộ mức giá dưới 2 tỷ đồng. Tuy nhiên, thực tế lại chứng minh, phân khúc sản phẩm này vốn hữu hạn lại càng trở nên khan hiếm trong vài năm trở lại đây.
Giới chuyên gia cho rằng, có 3 yếu tố tác động đến việc triển khai nhà ở dưới 2 tỷ đồng, đó là quỹ đất, quy trình và tài chính. Thực tế đã chứng minh, quỹ đất tại khu vực trung tâm Thủ đô không còn nhiều, trong khi đó giá đất lại được đẩy lên cao hơn gấp nhiều lần so với mặt bằng chung. Bởi vậy, để có được lợi nhuận, các chủ đầu tư tập trung vào dòng sản phẩm cao cấp hoặc hạng sang. Trong khi đó, ở khu vực vùng ven – nơi quỹ đất nhiều, các chủ đầu tư lại chưa thực sự ưu tiên cho phân khúc căn hộ dưới 2 tỷ. Họ tập trung khai thác đất nền.
Đây cũng là vấn đề của thị trường BĐS phía Tây Thủ đô sau 10 năm định hướng phát triển. Quỹ đất ở phía Tây và Tây Nam Hà Nội đã bắt đầu trở nên hạn hẹp do tốc độ phát triển ồ ạt những năm gần đây.
Dịch chuyển về phía Đông và Đông Bắc Thủ đô là lẽ tất yếu
Giới đầu tư nhìn nhận, thị trường BĐS dịch chuyển từ phía Tây, Tây Nam sang phía Đông, Đông Bắc Thủ đô là lẽ tất yếu. Bởi, so với những khu vực khác trong thành phố, phía Đông hay Đông Bắc vẫn là một khu vực tiềm năng, giữ một vị trí quan trọng trong việc kết nối với các trung tâm kinh tế phía Bắc như Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh…Ngoài ra, tại khu vực này quỹ đất rộng, hạ tầng ngày càng hoàn thiện. Đặc biệt, sự xuất hiện của những “ông lớn” như Vingroup, Eurowindow Holding, MIK Group, Sunshine… sẽ là cơ sở cho sự bùng nổ của thị trường BĐS một số khu vực phía Đôngvà Đông Bắc Hà Nội tại thời điểm này.
BĐS phía Đông và Đông Bắc Thủ đô sở hữu quỹ đất rộng thu hút nhiều “ông lớn” trong lĩnh vực BĐS.
Bên cạnh đó, cuối 2017, Ủy ban nhân dân TP Hà Nội đã chỉ đạo triển khai thực hiện 4 dự án cầu bắc qua sông Hồng, sông Đuống và triển khai giai đoạn 2 dự án xây dựng cầu Vĩnh Tuy gồm cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo, Cầu Đuống 2 và Giang Biên. Với sự đầu tư về hạ tầng, hàng loạt dự án khu vực Đông và Đông Bắc đã tăng giá và nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư, cũng như khách hàng.
Điển hình như Đông Anh, khu vực cách trung tâm Hà Nội một cây cầu, cũng là khu vực đang có nhiều kế hoạch xây dựng hệ thống cầu, đường kết nối khác. Khi những cây cầu này đi vào hoạt động, khoảng cách đi từ Đông Anh vào Hà Nội sẽ càng gần hơn. Hiện nay, nhiều nhà đầu tư đã và đang trong giai đoạn nhắm Đông Anh là khu vực để triển khai một số dự án quy mô lớn.
|
Theo Danviet
Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 2.000 xe buýt, đa phần là xe cỡ lớn 16 tới 29 chỗ ngồi nhưng hiện nay, các bến bãi dành cho phương tiện này dừng đậu lại không tương xứng.
Người Chăm sống ở các tỉnh Nam Trung Bộ có nhiều món ăn ngon, lạ như: Tung lò mò (lạp xưởng bò), pài pa ghênh (canh thính) và nhiều loại bánh hấp dẫn: tapei anung (bánh tét), tapei bilik (bánh ít), tapei coh (bánh cuốn), sakaya, kadaor (giống bánh đúc)… Trong đó, ginraong laya (bánh gừng) được nhiều người nhắc tới bởi đây là bánh truyền thống, có mặt trong tất cả lễ hội quan trọng của đồng bào Chăm.
Ngày 9/12, bà Võ Thị Dung - Phó Bí thư Thành ủy TP HCM thay mặt lãnh đạo TP Hồ Chí Minh đã đến huyện Bến Lức, tỉnh Long An để thăm gia đình và tưởng niệm cố Linh mục Nguyễn Công Danh - nguyên Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam, nguyên Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo TP HCM nhân dịp Lễ Giáng sinh và Tết Dương lịch 2020.