Ngày 24/9, tại TP HCM, đã diễn ra hội thảo “Giải pháp an cư cho công nhân lao động vùng kinh tế trọng điểm phía Nam”. Tại đây, hầu hết ý kiến cho rằng, công nhân đóng góp nhiều cho sự phát triển kinh tế của vùng nhưng chưa thể an cư vì thiếu nhà ở trầm trọng.
Ông Phan Văn Anh – Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khẳng định, một số địa phương có tỷ lệ lao động nhập cư cao như TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương,… có số lượng công nhân tăng nhanh nhưng trong quy hoạch phát triển các khu công nghiệp chưa tính tới nhu cầu về chỗ ở. Vì vậy, vấn đề xây dựng và đáp ứng nhu cầu về nhà ở tại nhiều tỉnh - thành này càng trở nên bức xúc.
Ông Nguyễn Trọng Ninh – Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường Bất động sản, Bộ Xây dựng thừa nhận thực tế chưa đáp ứng nhu cầu nhà ở cho công nhân. Hầu hết gia đình với quy mô 4 người đang ở và sinh hoạt với diện tích dưới 10m2, và không hiếm trường hợp 7 - 8 người độc thân sống trong căn phòng 10m2.
Theo Cục Quản lý nhà và Thị trường Bất động sản, tính đến đầu năm 2018 có khoảng 1,2 triệu công nhân khu công nghiệp có nhu cầu về chỗ ở. Dự báo năm 2020 sẽ có 1,7 triệu công nhân cần nhà ở. Thế nhưng theo báo cáo của các địa phương, hiện nay hoàn thành 100 dự án nhà ở cho công nhân, bố trí cho khoảng 33.000 người lao động. Như vậy chỉ mới đáp ứng được 28% nhu cầu.
Nhằm tăng nhà ở cho công nhân, người thu nhập thấp, TP HCM đang triển khai 15 dự án sau khi hoàn thành 34 dự án, tỉnh Đồng Nai tiếp tục triển khai 5 dự án, Bình Dương đã hoàn thành 5 dự án và tiếp tục thực hiện thêm 5 dự án. Yêu cầu đặt ra hiện nay, các tỉnh – thành cần nỗ lực hơn nữa trong việc xây dựng nhà ở cho công nhân, không để công nhân sống khó khăn, chật chội.
Hướng đến giải quyết tốt vấn đề nhà ở cho công nhân, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam triển khai đề án “Đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất”. Đề án này kỳ vọng sẽ mang lại lợi ích về nhà ở, nhà trẻ, siêu thị, nhà thuốc, nhà văn hóa cho công nhân lao động làm việc tại khu chế xuất, khu công nghiệp. Theo kế hoạch triển khai đề án, mỗi căn hộ có diện tích từ 30 - 45 m2 có giá từ 150 triệu đồng trở lên.
Thanh Giang
Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 2.000 xe buýt, đa phần là xe cỡ lớn 16 tới 29 chỗ ngồi nhưng hiện nay, các bến bãi dành cho phương tiện này dừng đậu lại không tương xứng.
Người Chăm sống ở các tỉnh Nam Trung Bộ có nhiều món ăn ngon, lạ như: Tung lò mò (lạp xưởng bò), pài pa ghênh (canh thính) và nhiều loại bánh hấp dẫn: tapei anung (bánh tét), tapei bilik (bánh ít), tapei coh (bánh cuốn), sakaya, kadaor (giống bánh đúc)… Trong đó, ginraong laya (bánh gừng) được nhiều người nhắc tới bởi đây là bánh truyền thống, có mặt trong tất cả lễ hội quan trọng của đồng bào Chăm.
Ngày 9/12, bà Võ Thị Dung - Phó Bí thư Thành ủy TP HCM thay mặt lãnh đạo TP Hồ Chí Minh đã đến huyện Bến Lức, tỉnh Long An để thăm gia đình và tưởng niệm cố Linh mục Nguyễn Công Danh - nguyên Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam, nguyên Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo TP HCM nhân dịp Lễ Giáng sinh và Tết Dương lịch 2020.