Bệnh và thuốc

Nguyễn Thị Dung 29/02/2016 06:22

Tưởng như những vấn đề có vẻ chẳng liên quan gì đến nhau như hiện tượng nhức nhối ném đá tàu hỏa, xe khách; nạn rải đinh trên đường và mặt trái ở không ít lễ hội đang diễn ra. Thế nhưng, thực chất những vấn nạn ấy có mối liên hệ nhất định. Trước những hiện tượng tiêu cực này, lâu nay các cơ quan hữu quan đã tốn khá nhiều công sức bàn bạc, hội thảo, nghiên cứu nhằm tìm nguyên nhân và các biện pháp khắc phục nhưng có vẻ như “bệnh” vẫn chưa được bắt đúng chỗ, nên các phương thuốc đưa ra vẫn chưa th

Bệnh và thuốc

Biểu hiện thái quá của việc cúng lễ, thờ phụng…

Tình trạng lộn xộn, xô bồ, bát nháo trong các lễ hội dịp đầu năm “đến hẹn lại lên”, năm nào cũng tái diễn chưa nói là còn trầm trọng thêm. Còn tình trạng rải đinh trên đường gây ra bao tai họa cho người và xe cộ lưu thông trên đường, làm đau đầu và tốn bao công sức của các cơ quan chức năng mà vẫn chưa dẹp được, chỉ tạm lắng xuống khi mọi người cùng ra tay, rồi lại bùng phát trở lại nơi này, nơi khác. Cúng cần nói rằng,, nạn ném đá tàu hỏa, xe khách chỉ để đùa vui, giải trí có lẽ trên thế giới chỉ có ở ta.

Trước tiên nói về lễ hội. Hiện tượng người dân đi lễ đền, chùa ngày càng đông, chen chúc vào các dịp lễ hội cũng như những biểu hiện thái quá của việc cúng lễ, thờ phụng… phải chăng do tín ngưỡng của người dân, hay đức tin tôn giáo trong dân ngày càng phát triển? Quan sát, tìm hiểu thì có thể thấy rất nhiều người đi lễ là theo phong trào, theo sự a dua và mê tín mù quáng, với những mưu cầu vật chất thực dụng. Vì thế mới có chuyện tranh, cướp lộc, cướp ấn, nhét tiền, rải tiền hối lộ thánh thần...

Số người đi lễ để cầu nguyện vì đức tin, cầu nguyện, cầu an cho tâm hồn mình thanh thản trên cơ sở những giác ngộ về tín ngưỡng, tôn giáo mình thờ phụng chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ. Nguyên nhân của tình trạng trên một phần xuất phát từ cuộc sống, công việc làm ăn của người dân còn khó khăn, phụ thuộc nhiều vào những yếu tố bên ngoài, vào sự may rủi, do những mưu cầu tham vọng vượt quá khả năng của mình, khiến họ luôn trông chờ cầu viện vào các bậc thần linh, sự mê tín dị đoan. Nhưng có một nguyên nhân là sự không hiểu biết, giác ngộ và nhận thức đầy đủ, đúng đắn về tôn giáo, tín ngưỡng.

Về chuyện ném đá, rải đinh trên đường, nếu “biết sợ” hẳn “đinh tặc” không dám làm những việc xấu xa hại người khác để cầu lợi cho riêng mình, kể cả khi việc rải đinh trên đường dù những việc làm đó trong bóng tối, không ai thấy và rất khó phát hiện. Còn tệ ném đá tàu hỏa đã tồn tại gây bức xúc và làm đau đầu ngành đường sắt từ hơn 30 năm qua trên các cung đường sắt mà tàu Thống Nhất chạy qua.

Du khách nước ngoài lần đầu đi tàu Thống Nhất ở nước ta đã rất ngạc nhiên khi thấy các cửa sổ toa tàu được bít bùng bởi các lưới sắt để tránh tệ nạn ném đá lên tàu của người dân sống ven đường sắt (mà đa số là thanh thiếu niên) với mục đích chỉ để... đùa vui, giải trí.

Tệ ném đá xe khách xảy ra gần đây trên các tuyến đường vắng, vào buổi tối, ban đêm cũng với mục đích tương tự. Nếu người dân và con em họ ngoài việc được tuyên truyền giáo dục về đạo đức, luật pháp... còn được giáo dục đúng đắn về tín ngưỡng thì họ có thể dám có những hành động “giải trí” ngông cuồng, thiếu ý thức như vậy hay không?

Những hành vi tưởng như “đùa” nói trên có nguyên nhân xã hội của nó. Quan trọng là làm gì để xóa bỏ? Nhiều quy định, kể cả luật pháp đều đã có, nhưng gốc rễ là ở chỗ chuẩn bị, vun đắp hành vi ứng xử văn hóa của mỗi người, cùng đó là việc xử phạt nghiêm minh... thì hình như vẫn còn bất cập.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Bệnh và thuốc

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO