Cách xử lý nhanh khi bị trật khớp

Lan Anh 03/03/2021 19:00

Không nên chủ quan khi bị trật khớp mà hãy tìm hiểu những thao tác sơ cứu ban đầu để khi bản thân hoặc người khác bị trật khớp còn biết cách xử lý. Khi bị trật khớp, nếu không có cách xử lí kịp thời sẽ để lại hậu quả rất nghiêm trọng, thậm chí là thương tật suốt đời.

Nguyên nhân gây trật khớp

Trật khớp là một tai nạn thường gặp, nguyên nhân thường do bị chấn thương mạnh, trượt ngã khi lao động, chơi các môn thể thao hay làm một động tác lặp đi lặp lại nhiều lần với cường độ cao… từ đó dẫn đến tổn thương mô mềm, bao khớp, phổ biến là các dây chằng.

Ảnh minh họa

Trật khớp là hiện tượng khớp hai khớp nối nhau bị so le không còn nằm ở vị trí như ban đầu; gây biến dạng và mất khả năng vận động tạm thời của khớp và có thể dẫn đến đau đột ngột, dữ dội. Do đó, nạn nhân cần được sơ cứu nhanh chóng trước khi được đưa đến cơ sở y tế.

Biểu hiện của bệnh trật khớp

Để sơ cứu trật khớp nhanh chóng và giảm đau đớn cho nạn nhân, người sơ cứu cần nhận biết rõ những triệu chứng của trật khớp.

Bộ phận bị tổn thương thường đưa đến cảm giác đau nhói, biến dạng hoặc nhô ra ngoài, bị sưng nề hoặc bầm tím quanh vùng bị thương, đi lại rất khó khăn. Lúc này, nạn nhân không cử động được và bị đau dữ dội, hoặc có cảm giác kiến bò, tê bì ở gần nơi tổn thương.

Ảnh minh họa

Cụ thể, nếu trật khớp gối, nạn nhân có thể có cảm giác tê bì ở bàn chân và ở bàn tay trong trường hợp trật khớp khuỷu. Trật khớp chia ra các mức độ nặng nhẹ khác nhau, nhẹ là khi dây chằng chỉ bị giãn dài một ít, nặng khi dây chằng bị rách một phần hoặc bị đứt hoàn toàn.

Các bước sơ cứu khi bị trật khớp

Đối với nạn nhân: Không di chuyển để tránh các lực tác động lên vết thương, ngồi im tại chỗ để người khác sơ cứu. Nạn nhân cần hạn chế cử động để tránh lực tác động lên khớp đang bị sai. Nhiều người không biết, ra sức nắn bóp, lắc, xoay khớp hoặc cố cử động nhằm đưa khớp trở lại vị trí ban đầu. Tuy nhiên, điều này sẽ không có tác dụng mà còn có thể gây tổn thương khớp, cơ, dây chằng, dây thần kinh hoặc các mạch máu ở xung quanh vùng khớp đang bị tổn thương.

Đối với người sơ cứu: Ngay sau chấn thương, cần chườm đá hoặc nước lạnh trong 10-15 phút lên chỗ bị đau để làm dịu và giảm sưng cho nạn nhân. Không nhất thiết phải chườm trực tiếp lên vết thương mà có thể qua lớp vải băng bó bên ngoài. Nên nhớ, phải chườm lạnh mới có tác dụng chứ không được chườm nóng.

Ảnh minh họa

Sau đó, dùng băng cuộn hoặc vải để cố định khớp bị trật lại. Tùy từng vị trí trật khớp để tìm ra vùng cố định nâng đỡ cho phần khớp đang bị tổn thương. Ví dụ, nạn nhân bị trật khớp khuỷu tay, hãy dùng một miếng vải hoặc áo buộc cố định cánh tay vào thân người để cố định phần khớp khuỷu tay đang bị đau.

Sau khi được sơ cứu, dù nạn nhân đã giảm tối đa mức độ đau đớn thì vẫn nên đến cơ sở y tế để được các bác sĩ kiểm tra và điều trị. Không được chủ quan cố gắng chịu đựng để vết thương tự lành, nếu bị nặng mà không được điều trị sớm, chấn thương có thể để lại di chứng.

Chăm sóc vết thương sau khi điều trị

Sau khi đã được các bác sĩ giải quyết vấn đề trật khớp, bạn cần chăm sóc vết thương sau khi bị trật khớp này. Xoa và uống thuốc bổ trợ khớp đều đặn theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Ảnh minh họa, nguyê

Ngay sau khi vừa tháo băng hoặc mới hồi phục, bạn không nên kiên trì ngừng các hoạt động mạnh trong thời gian quy định của bác sĩ. Khi đó các khớp mới lành lại và còn yếu, nên có thể bị tái phát trở lại nếu bạn bắt chúng đương đầu với những cú va chạm mạnh.

Nếu bị đau trở lại hoặc vết thương sưng tấy lên thì cần đến gặp bác sĩ để được khám lại và điều trị kịp thời.

Khi đã bị trật khớp một lần, khớp sẽ rất dễ bị trật lại. Để tránh trật khớp tái diễn, nên tập một số bài tập đặc biệt để tăng cường sức mạnh và độ ổn định của khớp theo hướng dẫn của bác sĩ.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Cách xử lý nhanh khi bị trật khớp

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO