Cầu Bạch Đằng 2: Triển vọng phát triển mới cho khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam

Quốc Định 27/12/2021 17:00

Được sự đồng ý của tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai, ngày 27/12, tỉnh Bình Dương tổ chức lễ khởi công công trình cầu vượt sông Đồng Nai (cầu Bạch Đằng 2). Công trình có ý nghĩa chào mừng Bình Dương kỷ niệm 25 năm Ngày tái lập tỉnh (01/01/1997 - 01/01/2022) và góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của hai địa phương.

Theo ông Vương Thế Hùng, Giám đốc Ban Quản lý Đầu tư Xây dựng công trình giao thông tỉnh tỉnh Bình Dương, cầu Bạch Đằng 2 tọa lạc tại xã Bạch Đằng, thị xã Tân Uyên (Bình Dương) và xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu, (Đồng Nai). Chiều dài toàn tuyến là 945,81 m. Trong đó, phần cầu dài 401,32 m, phần đường dẫn đầu cầu dài 544,49 m.

Cầu được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, vận tốc thiết kế 80km/h. Kết cấu mặt đường bằng bê tông nhựa nóng. Chiều rộng nền đường 17,5m bố trí cho 4 làn xe, phân cách giữa bằng vạch sơn, lề đường gia cố, lề đất.

Đơn vị được chọn thi công là liên danh Công ty Cổ phần Tập đoàn CIENCO4 - Công ty Cổ phần Xây dựng và Đầu tư 492. Thời gian thi công dự kiến 450 ngày.

Ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương phát biểu tại lễ khởi công.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Võ Văn Minh, UBND tỉnh Bình Dương cho biết, do điều kiện tự nhiên bị ngăn cách bởi sông Đồng Nai, việc lưu thông qua lại còn gặp nhiều khó khăn bởi vị trí các cầu hiện có cách khá xa đã tạo trở ngại không nhỏ về giao thông, kéo theo sự hạn chế về phát triển kinh tế, thương mại, nhất là kết nối giữa trung tâm thị xã Tân Uyên (Bình Dương) với huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai). Do đó, lãnh đạo 2 tỉnh đã nhiều lần bàn bạc và đi đến thống nhất cao quan điểm: việc xây dựng thêm các cầu qua sống Đồng Nai là một trong những nội dung ưu tiên làm ngay để từng bước phát triển hoàn chỉnh mạng lưới giao thông giữa tỉnh Đồng Nai với tỉnh Bình Dương nói riêng và của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung.

Cầu Bạch Đằng 2, sau khi hoàn thành không chỉ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội giữa 2 địa phương mà còn có ý nghĩa lớn cho vùng kinh tế trọng.
Cầu Bạch Đằng 2, sau khi hoàn thành không chỉ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội giữa 2 địa phương mà còn có ý nghĩa lớn cho vùng kinh tế trọng.

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, đề nghị chủ đầu tư công trình cần bám sát, quyết liệt trong điều hành, quản lý chất lượng, tiến độ, vốn đầu tư trong suốt quá trình thực hiện dự án, đảm bảo chặt chẽ đúng pháp luật. “Đây là dự án trọng điểm của 2 địa phương, nên cần có phương pháp làm việc khoa học, báo cáo và xin ý kiến các vấn đề phát sinh để lãnh đạo 2 tỉnh có chỉ đạo kịp thời, đảm bảo hoàn thành dự án theo đúng tiến độ đề ra”, ông Minh nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cũng đề nghị, các đơn vị xây dựng, tư vấn, giám sát, tư vấn thiết kế cần xác định rõ đây là công trình quan trọng, có ý nghĩa hết sức đặc biệt, do đó cần huy động các trang thiết bị hiện đại, lựa chọn đội ngũ nhân lực có kinh nghiệm để thực hiện dự án, đảm đảm an toàn lao động, tiến độ thi công, nhanh chóng hoàn thành và đưa công trình vào khai thác sử dụng kịp thời đáp ứng lòng mong mỏi của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân 2 tỉnh.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Cầu Bạch Đằng 2: Triển vọng phát triển mới cho khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO