Chủ tịch nước: 'Vướng mắc trong quyền thống lĩnh lực lượng vũ trang'

Theo Vnexpress.net

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng, một số nhiệm vụ của Chủ tịch nước được quy định trong hiến pháp nhưng thiếu cơ chế thực thi, trong đó có việc thực hiện nhiệm vụ quyền hạn thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân.

Trong Báo cáo nhiệm kỳ công tác trước Quốc hội sáng 22/3, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho hay, với vai trò là Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh, thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân, trước tình hình thế giới và biển Đông phức tạp, Chủ tịch nước đã tham dự và có nhiều ý kiến đóng góp quan trọng tại các cuộc họp của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Đảng ủy Công an Trung ương.


Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Ảnh: Hoàng Long/ Đại Đoàn Kết.

Trong nhiệm kỳ của mình, Chủ tịch nước, luôn quan tâm chăm lo củng cố tiềm lực và tăng cường tiềm lực quốc phòng an ninh quốc gia, khả năng sẵn sàng chiến đấu.

Bên cạnh đó, Chủ tịch nước đã chỉ đạo sát sao và có ý kiến thuyết phục với Thường vụ Quốc hội về việc sửa đổi Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân và Luật Công an nhân dân, nhất là quyết định về phong, thăng  hàm cấp tướng.

Trong nhiệm kỳ, Chủ tịch nước đã phong hàm cấp tướng cho 194 sĩ quan quân đội nhân dân và 119 sĩ quan công an nhân dân, góp phần kiện toàn đội ngũ lãnh đạo chỉ huy của lực lượng vũ trang nhân dân.

Tuy nhiên Chủ tịch nước cho rằng, "hoạt động của Hội đồng quốc phòng và an ninh và việc thực hiện nhiệm vụ quyền hạn thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân có nhiều vướng mắc". Cụ thể là chưa có quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc phòng an ninh và bộ phận giúp việc cho hội đồng. Nhiệm vụ và quyền hạn thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân được quy định trong hiến pháp nhưng chưa được cụ thể hóa trong các luật chuyên ngành.

Từ thực tế trên, ông Trương Tấn Sang cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu và đề xuất với Bộ Chính trị, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về cơ chế hoạt động của Hội đồng quốc phòng an ninh.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Liệu có Việt Á, có BOT trong giáo dục?

Liệu có Việt Á, có BOT trong giáo dục?

Một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm theo dõi của cử tri và nhân dân trong những ngày kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV đang diễn ra liên quan tới giáo dục. Cụ ...
Bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm

Bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm

Một bộ phận cán bộ, công chức có tâm lý né tránh, sợ trách nhiệm, đùn đẩy, sợ sai, gây ách tắc, làm cản trở sự phát triển kinh tế của đất nước - là vấn đề “nóng” ...
Ý kiến của hai nữ đại biểu về y tế

Ý kiến của hai nữ đại biểu về y tế

Tuần qua, nghị trường Quốc hội rất sôi nổi, cả thảo luận ở hội trường lẫn thảo luận tổ. Nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội (ĐBQH) được dư luận đánh giá cao.

Tin nóng

Xử lý vướng mắc, bất cập các tổ chức tín dụng

Xử lý vướng mắc, bất cập các tổ chức tín dụng

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, sáng 5/6, Quốc hội nghe Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Xem nhiều nhất