Cúng Rằm Tháng Chạp năm Tân Sửu cần đặc biệt chú ý điều gì?

Minh Khánh (tổng hợp) 26/01/2021 08:00

Cúng Rằm tháng Chạp vào ngày nào? Cỗ cần chú ý điều gì?... nhiều gia đình vẫn băn khoăn với lễ cúng Rằm tháng Chạp.

Mâm cỗ mặn cúng rằm tháng Chạp. (Ảnh minh họa).
Mâm cỗ mặn cúng rằm tháng Chạp. (Ảnh minh họa).

Thời gian cúng Rằm tháng Chạp

Người xưa thường nói, trong tháng Chạp (tức tháng 12 âm) có 3 lễ cúng quan trọng không thể bỏ qua đó chính là: Cúng rằm tháng Chạp, cúng ông Công ông Táo, cúng Tất niên.

Chính vì thế, dù có bận rộn đến đâu thì người Việt cũng dành thời gian sắm lễ cúng cho 3 ngày này thật tươm tất.

Năm nay, ngày rằm tháng Chạp năm Canh Tý rơi vào thứ Tư, ngày 27/1/2021 dương lịch.

Tuy nhiên, theo lệ xưa các cụ truyền lại, lễ cúng này có thể được tiến hành vào ngày 14 âm lịch hoặc ngày chính Rằm chứ không nhất thiết phải chỉ định vào 1 ngày duy nhất.

Ngoài ngày 14 và 15 âm lịch thì cúng vào các ngày khác đều không thiêng.

Cúng Rằm tháng Chạp năm Tân Sửu giờ nào tốt?

Ngày 14 tháng Chạp âm lịch năm Canh Tý rơi vào ngày 26/1/2021 dương lịch, tức thứ Ba. Trong ngày hôm đó có các khung giờ hoàng đạo như sau:

Bính Dần (3h-5h): Tư Mệnh
Mậu Thìn (7h-9h): Thanh Long
Kỷ Tị (9h-11h): Minh Đường
Nhâm Thân (15h-17h): Kim Quỹ
Quý Dậu (17h-19h): Bảo Quang
Ất Hợi (21h-23h): Ngọc Đường

Còn ngày chính rằm, ngày 15 tháng Chạp năm Canh Tý tức thứ Tư, ngày 27/1/2021 gồm các khung giờ hoàng đạo sau:

Đinh Sửu (1h-3h): Ngọc Đường
Canh Thìn (7h-9h): Tư Mệnh
Nhâm Ngọ (11h-13h): Thanh Long
Quý Mùi (13h-15h): Minh Đường
Bính Tuất (19h-21h): Kim Quỹ
Đinh Hợi (21h-23h): Bảo Quang

Căn cứ vào các khung giờ hoàng đạo trên, gia chủ có thể sắp xếp và lựa chọn thời gian phù hợp để thuận tiện tiến hành nghi lễ thờ cúng của gia đình mình.

Tuy nhiên, theo lời các cụ xưa truyền lại thì lễ cúng thường sẽ được thực hiện vào ban ngày hoặc tầm chiều tối. Nên cố gắng sắp xếp công viêc để không làm lễ quá muộn, tốt nhất trước khi trời tối.

Trong ngày 14 tháng Chạp, giờ Thìn (7h-9h), giờ Tị (9h-11h) và giờ Thân (15-17h) được coi là khung giờ tốt để tiến hành lễ cúng ngày Rằm cuối cùng của năm Canh Tý.

Trong ngày chính Rằm, giờ Thìn (7h-9h), giờ Ngọ (11h-13h) và giờ Mùi (13h-15h) khá tốt cho việc tiến hành nghi lễ cúng Rằm.

Lưu ý: Không làm lễ cúng rằm khi đã qua ngày chính rằm tháng Chạp, có thể làm lễ cúng trước rằm, tức ngày 14 hoặc làm vào ngày chính rằm, 15 tháng Chạp.

Đồ lễ cúng rằm tháng Chạp

Tùy theo cách thức tiến hành lễ cúng là lễ chay hay mặn mà có sự chuẩn bị khác nhau. Nhìn chung thường đồ lễ cúng Rằm tháng Chạp thường có:

Với lễ cúng chay: Hương, hoa tươi, hoa quả, trầu cau, nước sạch, nến hoặc đèn dầu, tiền vàng…

Với lễ cúng mặn: Thịt gà luộc, xôi (hoặc bánh chưng), khoanh giò/chả, các món mặn khác và rượu. Hiện nay, nếu không cúng rằm tháng Chạp bánh chưng, người dân thường cúng bằng xôi gấc với quan niệm màu đỏ của xôi gấc mang lại may mắn cho các gia đình.

Nhìn chung đồ lễ cúng rằm tháng Chạp không quá cầu kỳ hay coi trọng về số lễ vật cúng, miễn sao thể hiện thành tâm của gia chủ.

Người cúng lễ rằm tháng Chạp thường là người lớn tuổi nhất trong nhà. Nguồn: giadinhmoi.

Ai là người thực hiện lễ cúng này?

Người cúng lễ rằm tháng Chạp thường là người lớn tuổi nhất trong nhà hoặc là trưởng nam, trưởng nữ, người có uy tín, có tiếng nói trong gia đình.

Trước khi làm lễ, người chủ lễ phải tắm gội sạch sẽ, đầu tóc quần áo gọn gàng, thể hiện sự trang nghiêm, trịnh trọng với nghi lễ cúng. Khi thực hiện lễ cúng, cần thành tâm, một lòng kính lễ để Thần Phật, gia tiên có thể thấy được tấm lòng thành kính của con cháu.

Tuyệt đối không cười đùa, cợt nhả hay đánh chửi, cãi cọ nhau khi đang hành lễ. Điều này áp dụng với tất cả mọi người tham gia buổi lễ và trong phạm vi thực hiện lễ cúng.

Văn khấn Rằm tháng Chạp tại gia chuẩn nhất:

Văn khấn thổ công và các vị thần

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy) Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần. Con kính lạy ngài Đông Thần Quân Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này

Tín chủ (chúng) con là: ……………………………

Ngụ tại: ………………………………

Hôm nay là ngày … tháng … năm … tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Cúng Rằm Tháng Chạp năm Tân Sửu cần đặc biệt chú ý điều gì?

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO