Rau sau sau

P.Vân 31/03/2020 08:00

Những ngày đầu xuân năm mới, thời tiết thuận lợi giúp lá sau sau (một loại lá được coi là đặc sản của Lạng Sơn) càng thêm mơn mởn.

Rau sau sau

Lá sau sau - món đặc sản của bà con dân tộc Lạng Sơn.

Lạng Sơn và một số tỉnh miền núi phía bắc có nhiều cây sau sau mọc hoang trên các sườn đồi, sườn núi. Lá Sau Sau trở thành món ăn đặc sản từ vài năm nay. Là loại cây thân gỗ khá cao, mọc hoang dại. Về mùa Xuân khi tiết trời mát mẻ, mưa phùn thấm đẫm núi rừng là lúc cây sau sau trổ lộc. Lá sau sau khi thoát chồi có màu tía đẹp mắt, tạo nên cảnh quan khá hấp dẫn cho núi rừng vào xuân. Sau sau ở Lạng Sơn phổ biến có hai loại, một loại lá tím và một loại lá trắng đục. Người tiêu dùng ưa thích loại màu tím hơn vì có vị đắng, tính bình, tác dụng thanh nhiệt giải độc, chữa viêm ruột, đau vùng thượng vị, thổ huyết, chảy máu cam, trị mẩn ngứa..

Lá sau sau ở Lạng Sơn không chỉ hấp dẫn người bản địa, mà du khách đến đây mùa này ai cũng phải mua cho bằng được vài mớ sau sau về cùng gia đình thưởng thức hoặc làm quà cho bè bạn. Nhu cầu lớn vậy nên những ngày Xuân bà con vùng Lạng Sơn đã vào rừng bẻ lộc Sau Sau mang bán ở khắp các chợ đầu mối Lạng Sơn như: Chợ Kỳ Lừa, Đông Kinh, chợ Chi Lăng.

Tại các chợ huyện Lộc Bình, Chi Lăng, Cao Lộc và những chợ đầu mối ở TP.Lạng Sơn như Kỳ Lừa - Chợ Đêm, Giếng Vuông, Chi Lăng, người dân bày bán từng gánh lá sau sau non tơ. Bà Chu Thị Liên, người H.Cao Lộc vui vẻ chào mời khách: “Mua rau về ăn giải nhiệt đi. Cây sau sau rừng của tôi ở Gia Cát- Bản Ngà (H.Cao Lộc) đấy. Rau sạch từ thiên nhiên, giá chỉ 5.000 đồng/mớ”.

Theo bà Liên, thời tiết thuận lợi, nắng ấm nên sau sau trổ lá đúng dịp ra Giêng. Sau sau có hai loại: màu lá tím và trắng đục. Người tiêu dùng ưa thích loại màu tím hơn vì có vị đắng, tính bình, thanh nhiệt giải độc, có thể chữa viêm ruột, đau vùng thượng vị, thổ huyết, chảy máu cam, trị mẩn ngứa... “Nếu ăn lẩu thì chỉ cần rửa sạch, nhúng rau vào nồi khi nước đã sôi. Còn ăn ghém thì cần phải có bát nước chấm. Bát nước chấm này làm bằng ruột cá làm sạch, băm nhỏ cùng thịt cá, thính nếp, nước mẻ, hành tỏi, ớt, củ sả, nước mắm ngon. Sau đó đem nấu khoảng 10 phút sẽ tạo thành một thứ nước sền sệt thơm lừng”, bà Liên hướng dẫn.

Tại nhiều chợ ở Lạng Sơn thời điểm này thường người dân tộc thiểu số, chủ yếu là phụ nữ đến từ các huyện Chi Lăng, Cao Lộc, Văn Quan, Lộc Bình, mang sau sau rừng đem bán. Họ đi theo từng tốp, giá bán được thống nhất chung theo từng ngày.

Mùa Xuân, vào bất kỳ quán ăn nào ở xứ Lạng, thực khách cũng sẽ được khuyến mại một đĩa lá sau sau tươi rói, kèm bát nước chấm “đặc chủng”. Có thể là nước chấm xà đúc làm bằng tủy xương lợn, hòa trộn với một số gia vị địa phương tạo nên một hương vị rất riêng và chỉ loại nước chấm này mới tải nổi hương vị núi rừng của lá sau sau một cách trọn vẹn.

Lạng Sơn và một số tỉnh miền núi phía Bắc có nhiều cây sau sau mọc hoang dại trên các sườn đồi, sườn núi. Lá sau sau được biết đến và trở thành món ăn đặc sản từ vài năm nay. Nhiều hộ gia đình đã có khoản thu nhập kha khá đầu năm nhờ loại lá này.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Rau sau sau

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO