Dãy Andes

Trần Phương      (Nguồn tham khảo: Wikipedia Bolivia Today) 28/04/2017 09:10

Andes là dãy núi dài nhất, hiểm trở nhất Nam Mỹ. Trước kia, đây là vùng địa lý không mấy người lai vãng. Nơi thì nóng như nung, nơi lại quanh năm băng giá và cực kỳ nguy hiểm với những dòng sông băng khổng lồ. Nhưng nay, Andes đã khác.

Andes là dãy núi dài nhất, hiểm trở nhất Nam Mỹ.

Sự biến mất của những dòng sông băng

Một nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm thuộc Khoa Sông băng và Địa vật lý môi trường (LGEG) ở thành phố Grenoble, Pháp - tới nay nhiều sông băng khu vực Andes đã bị thu hẹp tới 30%, tính từ năm 1970. Kết luận được đưa ra là, nếu tính trong vòng 300 năm, các dòng sống băng ở đây đã thu hẹp đến độ “không thể nhận ra”.

Đánh giá kể trên được cho là toàn diện nhất từ trước đến nay về nghiên cứu sông băng tại vùng Andes- nguồn cung cấp nước ngọt cho hàng chục triệu người ở Nam Mỹ. Antoine Rabatel- tác giả chính của nghiên cứu, làm việc tại LGEG cho biết, đã ó những sông băng biến mất, và những sông băng còn lại đang bị thu hẹp.

Cư dân bản địa canh tac trên những sườn núi cằn cỗi.

Như vậy, nguồn nước ngọt quý giá sẽ giảm mạnh. Điều đó tác độngm tiêu cực đến cuộc sống sinh hoạt của cư dân trong vùng, và nguy hiểm hơn là nó tạo ra sự biến đổi khí hậu rộng lớn mà hậu quả là không thể lường trước.

Trước đây, sông băng Chacaltaya (tại dãy Andes thuộc địa phận Bolivia) từng nổi tiếng vì du khách kéo đến trượt tuyết trong mùa đông, nay đã gần như không còn nữa - TS Antoine Rabatel nói. Điều đó là một minh chứng rõ ràng về sự thay đổi của dãy Andes và cũng lí giải vì sao cây côi cũng như động vật hoang dã ở đây đang ngày một ít đi.

Sống sót một cách kỳ lạ

Andes là dãy núi dài nhất thế giới, hơn 7.000km gồm một chuỗi núi liên tục chạy dọc theo bờ Tây lục địa Nam Mỹ. Độ cao trung bình của nó lên tới 4.000m. Dãy núi dài nhất thế giới này trải dài qua 7 quốc gia: Argentina, Bolivia, Chile, Colombia, Ecuador, Peru và Venezuela.

Đỉnh cao nhất là Aconcagua: 6.962m so với mực nước biển. Andes còn được coi là dãy núi nguy hiểm nhất trái đất khi nó luôn chực trờ phun nham thạch bất cứ lúc nào. Những đợt phun trào ấy tạo ra những trận núi lửa đi kèm động đất ghê rợn, tàn phá cả một vùng rộng lớn và còn để lại hậu quả rất lâu dài.

“Khu vực cao của Andes rất hiếm người sinh sống, có chăng chỉ là những kẻ tội phạm ẩn náu mà thôi”- Antoine Rabatel nói. Vì rằng khí hậu nơi này cực kỳ khắc nghiệt. Hoa quả khan hiếm, muông thú rất ít, con người không thể tìm thấy thực phẩm để duy trì cuộc sống. Antonie mô tả, đến một bụi xương rồng cũng không thấy.

Ban ngày cũng như ban đêm, muốn sống sót người ta phải quấn mình trong những bộ trang phục cấu tạo đặc biệt. “Có lẽ kể cả trên vũ trụ thì cũng không thể nghiệt ngã hơn”- theo Antonie.

Vậy nhưng, có những người đã tạo ra sự thần kỳ: đó là 72 ngày sống sót trên đỉnh Andes. 8h5’ ngày 13/10/1972, chiếc máy bay loại Fairchild mang số hiệu 571 của Không quân Uruguay cất cánh từ sân bay Carrasco ở Montevideo, lên đường tới Santiago, Chile.

Cư dân bản địa canh tac trên những sườn núi cằn cỗi.

Đội bóng bầu dục Old Christians của Uruguay đã thuê chiếc phi cơ này để sang Chile thi đấu. Tổng cộng có 45 người có mặt trên chuyến bay dự kiến vượt qua hành trình 1.500 km trong khoảng 4h đồng hồ.

Mặc dù đã bay qua Andes 29 lần nhưng cơ trưởng Ferradas vẫn bồn chồn khi thực hiện chuyến bay này. Thứ 6 ngày 13 định mệnh, những người sống sót nhớ lại. Sau một chặng bay, cơ trưởng gọi cho sân bay thành phố Malargue thuộc Mendoza để thông báo tình hình.

Tuy nhiên, điều tệ hại đã đến. Trong vòng vài giây sau, họ nghe thấy tiếng động lớn vang lên là lúc cánh bên phải của máy bay va vào núi. Phần cánh gãy rời, xé toạc thân máy bay. Roberto Canessa, nam sinh viên y khoa 19 tuổi có mặt trên chuyến bay kể lại rằng, trong giây phút kinh hoàng đó người ta chỉ biết rằng mình sẽ chết.

Nhưng rồi, chiếc máy bay đã rơi xuống núi mà không bốc cháy. 12 trong số 45 người đã chết ngay, 5 người tiếp tục qua đời vào ngày hôm sau. Còn lại 28 người, họ đã trải qua cuộc vật lộn không thể tưởng tượng nổi để tồn tại, bởi vì sau đó tới 72 ngày họ mới được tìm thấy.

“Lúc gặp họ trên núi, chúng tôi tưởng đó là những hồn ma”- Trung tá cảnh sát Loan de Figo kể lại. Ngay những người sống sót cũng không biết vì sao mình lại không chết. “Đó vẫn là một bí ẩn không lời giải thích cho tới tận ngày nay và mãi mãi, tôi nghĩ thế”- Trung tá Loan de Figo nói.

Độc đáo của dãy Andes

Tuy rằng hết sức khắc nghiệt nhưng ở một số vùng thuộc dãy Andes người ta cũng nhận thấy sự đa dạng của hệ động thực vật, với khá nhiều loài đặc hữu. Đáng chú ý, ở đây có tới gần 1.700 loài chim, hơn 600 loài bò sát và khoảng 400 loài cá. Nổi bật nhất trong các loài chim ở đây chính là “thần ưng Andes”- loài chim biểu tượng cho khát vọng tự do. Và, cũng thật đáng nể, trên dãy Andes lại có hồ nước ngọt Titicaca hết sức danh giá.

Là vùng đất cổ, Andes có nhiều địa chỉ văn hóa độc đáo, lâu đời, trong đó phải kể đến đền Chavin de Huantar đến nay vẫn mang trong nó nhiều bí mật. Khi bước vào mê cung các đường ngầm, người ta dễ dàng lạc lối và hoàn toàn mất phương hướng.

Đánh cá trên hồ Titicaca.

Người xưa đã kết hợp các kỹ thuật thủy lực, kỹ xảo âm thanh, các tấm gương và các loại thuốc gây tác động tới thần kinh. Họ khiến nước như đang nhảy múa, ca hát khi chảy qua các con kênh- nhận xét của TS Antoine Rabatel.

“Khu vực cao của Andes rất hiếm người sinh cống, có chăng chỉ là những kẻ tội phạm ẩn náu mà thôi”- TS Antoine Rabatel nói. Vì rằng khí hậu nơi này cực kỳ khắc nghiệt, đến một bụi xương rồng cũng không thấy. Ban ngày cũng như ban đêm, muốn sống sót người ta phải quấn mình trong những bộ trang phục cấu tạo đặc biệt. “Có lẽ kể cả trên vũ trụ thì cũng không thể nghiệt ngã hơn”- theo Antonie.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Dãy Andes

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO